3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên Phủ (Có đáp án)

Đ Ề THI SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm ).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời 
đúng.
Đạo là lẽ đối x ử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, t ừ khi lập quốc đến 
giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn 
biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những đi ều tệ hại ấy”. 
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng  sĩ
C. Bàn luận về phép họ c
D. Bình Ngô đại cáo

pdf 11 trang Ánh Mai 07/02/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên Phủ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên Phủ (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐIỆN BIÊN PHỦ Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bàn luận về phép học D. Bình Ngô đại cáo 2. Đoạn văn trên của tác giả nào? A. Trần Quốc Tuấn B. Nguyễn Thiếp C. Nguyễn Trãi D. Lí Công Uẩn 3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì? A. Tấu B. Cáo C. Hịch D. Chiếu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tấu được viết bằng văn xuôi. B. Tấu được viết bằng văn vần. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu . D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu . 5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì ? A. Học là để biết rõ đạo . B. Học là để trở thành người có tri thức . C. Học để có thể mưu cầu danh lợi D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước . 6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh 7. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.”? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước D. Phê phán thói lười học 8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.”? A. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi C. Hành động trình bày D. Hành động điều khiển 9. Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu nghi vấn B. Câu phủ định C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 10. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn? A. Dùng để yêu cầu B. Dùng để hỏi C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để kể lại sự việc 11. Các từ cầu khiến “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải ” thuộc từ loại gì? A. Phó từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ 12. “Lượt lời” là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau II. Tự luận (7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài từ 400 đến 500 chữ. Đề 1. Nhiều người còn chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”. Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên. Đề 2. Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) 1C 2B 3A 4D 5D 6C 7B 8A 9B 10B 11D 12D W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai II. Tự luận (7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài từ 400 đến 500 chữ. Dàn ý Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình). 2. Thân bài a. Giải thích “Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. → Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm. b. Phân tích Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai d . Phản biện Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Dàn ý Nghị luận về tác hại của thuốc lá 1. Mở bài Giới thiệu thuốc là và tác hại của thuốc lá. 2. Thân bài a. Tình hình hút thuốc lá hiện nay Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4 giây lại có một người chết. Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. 26% thanh thiếu niên độ tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc. b. Tác hại của khói thuốc lá với người sử dụng Đối với hệ hô hấp: Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; ngoài ra thuốc lá còn gây ra các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính, Đối với hệ tuần hoàn: thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lí tim mạch (xơ vừa thành mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao, ). Đối với hệ thần kinh: thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần kinh trung ương là nicotin hình thành hiện tượng lệ thuộc vào nó. Đối với hệ tiêu hóa: hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa: miệng, vòng họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Đối với cơ quan sinh sản, sinh dục: gây rối loạn nội tiết hoocmon trong cơ thể của cả nam và nữ . Các tác hại khác: ảnh hưởng đến da, tóc, hoạt tính của hoocmon điều hòa đường huyết, c. Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt . Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, phổi và nguy cơ đột qụy cũng rất cao . 3. Kết bài Khái quát lại những tác hại của thuốc lá và liên hệ bản thân, rút ra bài học . ĐỀ THI SỐ 2 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 . Ý nghĩa hai câu thơ : “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì? a. Người dân chài đầy vị mặn của biển b. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng và gắn bó máu thịt với biển khơi c. Người dân chài có làn da rám nắng d. Vị mặn mòi của biển Câu 2 . Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì? a. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc b. Vừa mng tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, nguyện vọng dân tộc c. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc d. Cả a, b, c Câu 3 . Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ? a. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi b. Các bạn trật tự đi! c. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua d. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé! Câu 4 . Điều gì không xuất hiện trong nỗi nhớ của Tế Hanh khi phải xa quê hương? a. Màu nước xanh b. Cá bạc c. Biển lặng gió W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai d. Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Câu 5. Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì? a. Lời ban bố quyết định dời đô b. Lời phủ dụ yên dân c. Sự rút ngắn khoảng cách giữa vua và nhân dân trăm họ d. Cả a, b, c Câu 6. Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ? a. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc b. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp c. Không, chúng con không đói nữa đâu d. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (1đ) Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau: - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (1đ) Câu 3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ” (Quê hương – Tế Hanh) a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. (1đ) b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. Phần trắc nghiệm 1-B 2-D 3-B 4-C 5-D 6-C II. Phần tự luận Câu 1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. → Trật tự từ của các thời đại trong câu: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (0.5đ) → Thể hiện thứ tự thời gian lịch sử. thời đại nào xuất hiện trước nêu trước, thời đại xuất hiện sau nêu sau.(0.5đ) W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau: - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! → Kiểu câu cảm thán. (0.5đ) → Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ) Câu 3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ” (Quê hương – Tế Hanh) a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ) HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau: - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ) - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ) - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ) - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ) → Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ . ĐỀ THI SỐ 3 I. Trắc nghiệm (4 điểm) 1 . Nội dung phản ánh của Chiếu dời đô là gì? a. Ý chí tự cường của nhân dân ta Trang | 8
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b. Khát vọng của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, tự cường và thống nhất c. Ý chí của một nhà vua yêu nước d. Ý chí của một nhà vua yêu nước, có tài lãnh đạo và có tầm nhìn xa trông rộng 2. Trong Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp chủ yếu bàn về vấn đề gì? a. Bàn về lối học hình thức b. Bàn về mục đích học tập c. Bàn về phương pháp học tập d. Bàn về mục đích, phương pháp và tác dụng của việc học chân chính 3. Bác phó may dựa vào tính xấu nào của ông Giuốc – đanh để moi tiền ông ta? a. Thói học đòi làm sang b. Thói ưa nịnh c. Sự quê kệch d. Thói hoang phí 4. Câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe ” thuộc kiểu hành động nói nào ? a. Hành động hỏi b. Hành động cầu khiến c. Hành động trình bày d. Hành động bộc lộ cảm xúc 5. Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí minh trong bài thơ Ngắm trăng là: a. Yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng b. Yêu quý, trân trọng trăng như người bạn tinh thần c. Tinh thần thép vượt khó khăn, tâm hồn tự do hướng đến thiên nhiên d. Cả a, b, c 6. Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến ? a. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi Trang | 9
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng c. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương d. Sen tàn cúc lại nở hoa II. Tự luận (7 điểm ) 1 . Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ : Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang . (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ) 2 . Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau : a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (1đ ) b. Đào tổ nông thì cho chết! (1đ ) 3 . Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. Phần trắc nghiệm 1- B 2- D 3- A 4- D 5- D 6- C II. Phần t ự luậ n 1 . Viết một đoạn văn t ừ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em v ề hai câu thơ : Bàn đá chông chênh dịch sử Đả ng Cuộc đời cách mạng thật là sang . (Tức cảnh Pác Bó – H ồ Chí Minh) (2đ ) - Th ể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ ) Trang | 10
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng. → Nghệ thuật đối, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: lạc quan, ung dung, tầm vóc lớn lao (0.5đ) - Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu kết dí dỏm. Cuộc đời cách mạng hi sinh gian khổ nhưng Bác lại thấy sang bởi: + Bác được sống hòa cùng thiên nhiên. + Bác được trở về hoạt động cách mạng sau bao nhiêu năm bôn ba xứ người + Mục đích làm cách mạng cao đẹp: cứu nước, cứu dân. 2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau: a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.(1đ) b. Đào tổ nông thì cho chết! → Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. (1đ) 3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ) HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước: + Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ) + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ) + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ) + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ) + Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ) → Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ) Trang | 11