3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
Con sẽ không đợi một ngày kia 
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc 
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? 
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt 
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua 
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ 
ai níu nổi thời gian? 
ai níu nổi? 
...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ 
giọt nước mắt già nua không ứa nổi 
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi 
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng 
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân 
mấy kẻ đi qua 
mấy người dừng lại? 
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy 
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm 
ta vẫn vô tình 
ta vẫn thản nhiên? 
Hôm nay… 
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen 
ngã nón đứng chào xe tang qua phố 
ai mất mẹ? 
sao lòng anh hoảng sợ 
tiếng khóc kia bao lâu nữa 
của mình? 
(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ - Đỗ Trung Quân) 
Câu 1 (1,0 điểm): Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ "Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?" có ý 
nghĩa gì?
pdf 10 trang Ánh Mai 07/02/2023 3520
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 HÙNG VƯƠNG Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? Hôm nay anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngã nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình? (Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ - Đỗ Trung Quân) Câu 1 (1,0 điểm): Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ "Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?" có ý nghĩa gì? Trang | 1
  2. Câu 2 (1,5 điểm): Đoạn thơ: "Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? sao mẹ già ở cách xa đến vậy" Tác giả muốn nói điều gì? Câu 3 (1,5 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em khi đọc xong đoạn thơ? II. LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ "Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?" có ý nghĩa: chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người mẹ, chỉ sự mất mát to lớn của con khi mẹ ra đi - đó là những yêu thương, chăm sóc mà mẹ đã dành cho con. Câu 2 (1,5 điểm): Đoạn thơ "Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân/ /sao mẹ già ở cách xa đến vậy", tác giả muốn nói lên một quy luật phổ biến trong cuộc sống: Chúng ta thường mải miết với cuộc sống riêng của mình mà lãng quên mẹ, lãng quên những ân cần của mẹ. Và chỉ khi vấp ngã, đối mặt với sự lạnh lùng, vô cảm của người đời, chúng ta mới nhớ đến mẹ nhưng có thể mẹ già đã không còn bên ta nữa. Câu thơ "sao mẹ già ở cách xa đến vậy" chứ đựng niềm ân hận, xót xa của một người con đã từng sống vô tâm, ích kỉ. Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn cần nêu được tình cảm của người viết đối với mẹ và rút ra bài học cho bản thân: phải biết yêu thương, kính trọng mẹ, biết ơn, trân trọng những gì cha mẹ đã dành cho ta. Tình yêu thương đó cần được thể hiện bằng hành động cụ thể ngay từ hôm nay: quan tâm, chăm sóc, vâng lời, học tập, tu dưỡng tốt, Trang | 2
  3. II. LÀM VĂN Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu - Bức tranh làng quê mùa hè: Con chim tu hú bắt dầu cất tiếng kêu náo nhiệt báo hiệu mùa hè đã tới. Lúa đã bắt đầu vào mùa chín vàng khắp cánh đồng gần xa. Những cây trái trong vườn bắt đầu ngọt và chín dần cho một mùa bội thu. Những nương ngô, nương bắp được thu hoạch và phơi vàng đầy sân hòa cùng ánh nắng nồng vô cùng rực rỡ. Bầu trời như trở nên trong xanh, rộng và cao hơn bao giờ hết, tưởng như trải dài đến tận chân trời. Những đứa trẻ con trong xóm làng mang diều đi thả mỗi buổi trời chiều, đôi sáo diều bay lượn trên không trung vô cùng thanh bình. → Bức tranh mùa hè dưới ngòi bút của tác giả trở nên vô cùng nhiều màu sắc và sức sống. Đó là bức tranh mùa hè với gam màu vàng chủ đạo tươi tắn, ấm áp hòa vào đó là tiếng tu hú ngân vang làm cho bức tranh không chỉ tĩnh mà còn động, hương quả chín làm cho bức tranh thêm thơm làm xao xuyến lòng người. b. Khổ thơ thứ hai Tâm trang của người chiến sĩ khi nghe những dấu hiệu của mùa hè đã đến bên tai: Chân muốn đạp tan phòng: lúc này, người chiến sĩ đang bị quân giặc giam giữ trong nhà lao để tra khảo dã man, không khí mùa hè khiến trong lòng người chiến sĩ nôn nao và muốn vượt khỏi nhà giam chật chội, hôi hám, bẩn thỉu để ra ngoài với tự do, tận hưởng mùa hè xinh đẹp và tiếp tục kháng chiến vì nước nhà. Cái nóng của mùa hè với cái chật của nhà giam đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu tưởng như chết uất. Trang | 3
  4. Con chim tu hú ngoài trời cất tiếng kêu khi người chiến sĩ ở trong nhà tù càng thêm bứt rứt, khó chịu và muốn ra ngoài. Hình ảnh đối lập: không gian nhộn nhịp ở ngoài với cảnh bức bối trong tù đã làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ với khao khát có được cuộc sống mùa hè ngoài kia. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn trích sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bàng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời" (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn, Sách Ngữ văn 8 - tập II) 1. Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? (1 điểm) 2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau: Kiểu câu Chức năng, đặc điểm hình thức Câu nghi vấn Câu cảm thán Câu cầu khiến Câu trần thuật . Câu phủ định Câu 3: (2 điểm) a. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. (1 điểm) Trang | 4
  5. b. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp? (1 điểm) "Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu ". (Hoài Thanh) Câu 4: (4 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”. Viết lời giới thiệu về tác giả Tế Hanh, tác phẩm Quê hương để làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên. * Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1: (2 điểm) a. Đoạn trích trên được viết theo thể loại chiếu. - Đặc điểm của thế loại chiếu: + Đây là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. + Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. + Bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Kiểu Chức năng, đặc điểm hình thức câu Dùng để hỏi hoặc bộc lộ sự nghi vấn. Câu nghi vấn Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, thái độ Khi viết, câu cảm thán thường cảm kết thúc bằng dấu chấm than. thán Câu cầu Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo khiến Trang | 5
  6. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc khi ý cầu khiến không nhấn mạnh thì kết thúc bằng dấu chấm. b. Đoạn trích nêu lên những thuận lợi của địa thế thành Đại La và Lý Công Uẩn khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. Câu 2: Hoàn chỉnh nội dung: Câu 3: a. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn. Các câu còn lại mang ý cụ thể (giải thích, chứng minh ) làm rõ câu chủ đề. Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn có câu chủ đề nằm cuối đoạn văn. Cách trình bày nội dung đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. b. Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: "Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này". Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch. Câu 4: Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm: Tác giả Tế Hanh với tuyệt tác Quê hương của ông. - “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”. 2. Thân bài: а. Tác giả Tế Hanh: - Tế Hanh sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở nông thôn, bố dạy học và làm thuốc. - Tế Hanh làm thơ và chịu ảnh hưởng không nhỏ của những nhà thơ trong phong trào Thơ mới. - Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hoa niên, Những số kiếp, Gửi miền Bắc, Khúc ca mới Trang | 6
  7. - Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I. b. Tác phẩm: - Xuất xứ bài thơ Quê hương - Viết năm 1938, khi nhà thơ đang học ở Huế. Bài thơ in trong tập thơ Hoa niên. - Thể loại: Thể thơ tám chữ, gieo vần liên tiếp, gieo vần bằng và vần trắc nhịp nhàng, uyển chuyển. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm gián tiếp kết hợp yếu tố miêu tả. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Nội dung: Bài thơ Quê hương là một bài thơ hay, nói lên nỗi nhớ làng chài - quê hương thân yêu của tác giả. Những câu thơ tả con thuyền, cánh buồm, chàng trai làng chài và nỗi nhớ của đứa con xa rất hay, đậm đà một hồn quê, một tình quê. + Nghệ thuật: Cảm xúc chân thực được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên giàu hình ảnh. Sử dụng những phép tu từ đặc sắc: nghệ thuật so sánh đầy sáng tạo, nghệ thuật nhân hóa với bao tình thương yêu, chuyển đổi cảm giác khá thành công, tạo nên những vần thơ chứa chan thi vị. Tiếng thơ nhỏ nhẹ, hiền hòa nhưng không kém phần tha thiết, đã giúp thơ ông dễ dàng đến với bạn đọc. - Vai trò của tác phẩm trong nền văn học nước nhà: + Đây là bài thơ tuyệt bút, được bạn đọc bầu chọn là một trong bài thơ hay nhất của Thơ mới. + Bài thơ tái hiện phong cảnh và con người quê hương với những tình cảm lắng đọng, dạt dào, thiết tha, chân thành trong những kỉ niệm tươi thắm. + Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, đây là bài thơ đầu tiên viết về quê hương, khơi dòng để sau này có những bài thơ tuyệt bút nối tiếp nhau ra đời: Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Núi đôi (Vũ Cao), Quê hương (Giang Nam), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương (Đỗ Trung Quân) 3. Kết bài: - Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về tác giả, tác phẩm. - Liên hệ bản thân về vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học của dân tộc, đặc biệt trong dòng văn học hiện đại. ĐỀ THI SỐ 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Trang | 7
  8. “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1,5đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào? Câu 3 (2đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. II. LÀM VĂN (6 điểm) Nghị luận xã hội về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn". HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng. Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 3 (2đ): Dàn ý Đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử Câu mở đầu: giới thiệu về tình mẫu tử. Tình mẫu tử là gì: là tình cảm người mẹ dành cho những đứa con của mình cùng với sự quan tâm, chăm sóc bằng cả tấm lòng và những tình cảm đối đáp, yêu thương mà con cái dành cho mẹ. Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc sống con người: tình mẫu tử và sự quan tâm chăm sóc giúp mỗi chúng ta lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con người, hun đúc cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội, Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn và tình cảm của mẹ: trau dồi kiến thức thật tốt để trở thành người hiền tài, luôn khắc ghi công lao của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực Khẳng định lại sự thiêng liêng, ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử. Trang | 8
  9. II. LÀM VĂN Dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói "Uống nước nhớ nguồn. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình. 2. Thân bài a. Giải thích Nguồn: nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển. b. Phân tích • Biểu hiện của người “Uống nước nhớ nguồn”: Biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của ông cha. • Ý nghĩa của việc “Uống nước nhớ nguồn”: Khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương "Uống nước nhớ nguồn" để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trang | 9
  10. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc, những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình. Trang | 10