3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghi Sơn (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đường tắt 
Luôn có một con đường ở trước bạn 
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích 
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó 
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn 
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. 
Nhưng 
Con đường nhỏ ấy 
Nó bỏ qua rất nhiều thứ 
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào 
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn 
Nó không làm cho bạn tốt hơn 
Và nó luôn là con đường sai. 
Nhưng 
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy 
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu 
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công 
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc 
Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học 
Liệu chúng có thể tồn tại? 
(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) 
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ? 

pdf 8 trang Ánh Mai 07/02/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghi Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghi Sơn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGHI SƠN Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đường tắt Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại? (Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm): Từ 2 câu thơ: Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ; hãy chỉ rõ những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua. Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ cuối bài: Liệu chúng có thể tồn tại? đã gợi cho em những suy tư gì về cuộc sống ngày nay? II. LÀM VĂN (6 điểm) Trang | 1
  2. Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày hiểu biết về con đường dài, con đường tắt - Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm để đạt được mục đích, gặt hái được thành công. - Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả Câu 3 (1,0 điểm): Những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Họ sẽ bỏ qua việc rèn luyện để có một nhân cách cao đẹp với phẩm chất đạo đức như: tự trọng, kiên trì, nhân ái, dũng cảm, bao dung vị tha, tự tin, quyết tâm ; những tình cảm tốt đẹp như: yêu thương, đồng cảm, tự hào, thanh thản Ngoài ra còn bỏ qua cơ hội giữ cho thành quả được lâu dài Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ Liệu chúng có thể tồn tại? gợi suy nghĩ về cuộc sống ngày nay: Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Nhưng những con người chân chính sẽ không lựa chọn con đường tắt ấy. Xã hội càng nhiều cám dỗ thì chúng ta càng phải tích cực chống lại nó. Cần phải chọn đi con đường dài để không bị đánh mất mình. Cần có niềm tin vào cuộc sống, vào con người vì hầu hết tất cả mọi người vẫn đã và đang tiếp tục đi trên con đường dài chân chính. II. LÀM VĂN Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thế Lữ, bài thơ Nhớ rừng và dẫn dắt vào khổ thơ cuối. Trang | 2
  3. 2. Thân bài Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đặc sắc của đoạn thơ nói riêng và tác phẩm nói chung. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn là công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (. ) Còn chữ Nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảm hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn Nó khó học do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viết Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa: Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất bản xong khó đến với người đọc; Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ thuận tiện, người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho tri thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại những vận động Trang | 3
  4. trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc. Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thói quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theo đuổi cái gì tới cùng ( ) Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một văn hóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách. Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại, cản trở người Việt đọc sách. Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới những con mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm" ( ). Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánh giá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưa ham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên, người ta vẫn tự hào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người "nghiền" sách cốt đi thi kia - là những người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự giới hạn trong kiến thức của người chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định. Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫn do miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi có nhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thì người ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay. (Vương Trí Nhàn, Vì sao người Việt không mê đọc sách?, chungta.com) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (1,0 điểm): Tình trạng "nước đôi" của chữ viết nước ta thời trung đại dẫn đến những hệ quả nào? Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả, đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là gì? Thực trạng của lớp người này trong xã hội ta ra sao? Câu 4 (1,5 điểm): Theo anh/chị, làm thế nào để việc đọc sách trở thành một thói quen phổ biến? II. LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích bàn về văn hóa đọc (Thí sinh có thể diễn đạt cách khác như: việc đọc sách, tình trạng không ham đọc sách của người Việt, ) Trang | 4
  5. Câu 2 (1,0 điểm): Tình trạng nước đôi của chữ viết đã níu kéo văn hóa đọc, cản trở người Việt đọc sách. Câu 3 (1,0 điểm): - "Đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với sự hiểu biết". - Lớp người này ở ta "quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định". Câu 4 (1,5 điểm): Viết được đoạn văn về giải pháp biến việc đọc sách thành thói quen phổ biến. II. LÀM VĂN Dàn ý Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và khổ thơ 1,2. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1 Khung cảnh: mùa xuân về, hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố tấp nập. “Mỗi, lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại, luân phiên như một lẽ thường tình của cuộc sống. → Một nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta được lưu giữ và trân trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Trước sự nhộn nhịp của không gian ngày tết, hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng không thể thiếu. → Tầm quan trọng của nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa của con người mỗi dịp tết đến xuân về. b. Khổ thơ 2 “Bao nhiêu người thuê viết”: thể hiện sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ, tấm tắc khen ngợi và kính trọng. Khung cảnh cho chữ hiện lên trước mắt bạn đọc vô cùng nhộn nhịp, tấp nập, hào hứng và vui vẻ. Trang | 5
  6. Nét chữ của ông đồ được người đời tấm tắc khen ngợi “như phương múa rồng bay” thể hiện niềm tin yêu, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt đẹp. → Khổ thơ lột tả sự ngưỡng mộ, bái phục của con người trước tài năng viết chữ của ông đồ đồng thời thể hiện niềm hi vọng của con người về một năm mới tốt lành. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ đồng thời rút ra bài học và liên hệ thực tiễn. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó. Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại. Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ". (Trích: Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet) Câu 1 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn đầu. Câu 2 (0,75 điểm): Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng "mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó"? Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/ chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? Câu 4 (1,5 điểm): Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? II. LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích khổ 3, 4 và 5 của bài thơ Ông đồ. HẾT Trang | 6
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (0,75 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn đầu: tự sự Câu 2 (0,75 điểm): Tác giả ngụ ngôn cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó. Bởi vì nó như một quy luật tất yếu: Thành công hay một ước mơ nào đó được toại nguyện trong cuộc sống không phải tự nhiên mà có. Nó phải gắn liền với những điều kiện như tinh thần, nghị lực, niềm tin, mất mát, lòng vị tha, bao dung Câu 3 (1,0 điểm): Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục bởi vì nó gây nên nhiều tác hại như: Khiến bản thân kẻ đố kị phải sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí sa vào tội ác. Kìm hãm sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của nhân loại Câu 4 (1,5 điểm): - Thí sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. - Lí giải được vì sao đó là điều tâm đắc nhất. II. Làm văn (6,0 điểm): Dàn ý Phân tích khổ thơ 3,4 và 5 của bài Ông đồ 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và dẫn dắt vào khổ thơ 3, 4, 5 của bài thơ. 2. Thân bài a. Khổ thơ thứ 3 Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu". Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng: Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai. b. Khổ thơ thứ 4 Những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên. Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực. Trang | 7
  8. c. Khổ thơ cuối Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất? Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy. → Có thể nói, Vũ Đình Liên đã tạo dựng cho ba khổ thơ giá trị nội dung lẫn nghệ thuật vô cùng thành công. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên cho đoạn thơ nghệ thuật đặc sắc. Để rồi qua đó gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương của nhà thơ với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị ba khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung. Trang | 8