3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Kim Vang (Có đáp án)
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?
Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng và
truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn
về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.
(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào
ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có
là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái
hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,...Nếu không có
áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ
dại.
(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong
sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước
mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học
văn."
(Trích Tìm hứng thú học văn - Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1. (0,75 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,5 điểm): "Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc
sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh... học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em,
khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành."
I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?
Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng và
truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn
về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.
(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào
ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có
là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái
hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,...Nếu không có
áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ
dại.
(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong
sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước
mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học
văn."
(Trích Tìm hứng thú học văn - Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1. (0,75 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,5 điểm): "Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc
sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh... học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em,
khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành."
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Kim Vang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Kim Vang (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN KIM VANG Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh. (2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi, Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại. (3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học văn." (Trích Tìm hứng thú học văn - Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015) Câu 1. (0,75 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2. (1,5 điểm): "Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành." Câu 3. Em hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì? Câu 4. (1,75 điểm): Khi có hứng thú học văn, em sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? II. LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó. HẾT Trang | 1
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (0,75 điểm): Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? Câu 2 (1,5 điểm): "Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh."; "học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng.Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành." Tác giả muốn khẳng định: tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. Câu 3 (1,75 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn với câu trả lời chặt chẽ, có sức thuyết phục, thể hiện nhận thức tích cực của người học. II. LÀM VĂN Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Bó. 2. Thân bài “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: hành động lặp đi lặp lại, thường xuyên liên tục hằng ngày của Bác như một vòng tuần hoàn tự nhiên. Câu thơ cho ta thấy nơi ở gắn với hành động ra vào của Bác là chiếc hang. Điều kiện sống vô cùng vất vả, khó khăn, gian khổ, vì sự nghiệp cách mạng của nước nhà mà Người phải ở trong hang với nhiều mối đe dọa nguy hiểm. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: vị lãnh tụ của chúng ta không ăn sơn hào hải vi, hàng ngày Bác gắn bó với cháo, măng. Đây là những món ăn giản dị, mộc mạc gắn liền với miền quê cách mạng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn lạc quan, vui vẻ đón nhận. “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: giữa núi rừng Pác Bó có một vị lãnh tụ ngồi nghiên cứu con đường cứu nước bên bàn đá chông chênh. Chúng ta thường biết đến các cuộc họp Đảng, bàn luận chiến thuật ở nơi mặt trận hoặc ở trung tâm hội nghị, nghiêm trang, lộng lẫy. Nhưng đối với Bác Hồ, việc nghiên Trang | 2
- cứu con đường cứu nước của người được thực hiện ở nơi rừng núi, vách đá cho thấy sự khác biệt đáng trân trọng của vị lãnh tụ này. “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: cả cuộc đời Bác gắn liền với cách mạng, với con đường cứu nước. Dù cho điều kiện ngoại cảnh, điều kiện kháng chiến có vất vả, gian khổ, khó khăn thế nào thì lí tưởng, suy nghĩ cao đẹp của Người cũng khiến cho cuộc đời Bác trở nên cao đẹp và “sang” hơn bất cứ khi nào hết. → Bài thơ cho ta cách nhìn rõ nét hơn về cuộc đời, con người cũng như những khó khăn mà Bác phải trải qua để thêm yêu thương, ngưỡng mộ Bác và trân tọng nền độc lập, tự do mà ta đang được hưởng. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận ( ) (2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ? (3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy. (4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên. (Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic) Câu 1 (1,0 điểm): Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh mà mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy? Câu 2 (1,5 điểm): Câu nói "Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình" trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người như thế nào? Trang | 3
- Câu 3 (1,5 điểm): Thông qua cụm từ "Hãy đến với nhau" được nêu ở đoạn (4), tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi người? II. LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp phải là: không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Điều giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy là khát vọng sống mãnh liệt. Câu 2 (1,5 điểm): Câu nói "Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình" trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thương mọi người Câu 3 (1,5 điểm): Thông qua cụm từ "Hãy đến với nhau", tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: Hãy xích lại gần nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn II. LÀM VĂN Dàn ý bài viết Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú và dẫn dắt vào 6 câu thơ đầu. 2. Thân bài - Bức tranh làng quê mùa hè: Con chim tu hú bắt đầu cất tiếng kêu náo nhiệt báo hiệu mùa hè đã tới. Lúa đã bắt đầu vào mùa chín vàng khắp cánh đồng gần xa. Những cây trái trong vườn bắt đầu ngọt và chín dần cho một mùa bội thu. Trang | 4
- Những nương ngô, nương bắp được thu hoạch và phơi vàng đầy sân hòa cùng ánh nắng nồng vô cùng rực rỡ. Bầu trời như trở nên trong xanh, rộng và cao hơn bao giờ hết, tưởng như trải dài đến tận chân trời. Những đứa trẻ con trong xóm làng mang diều đi thả mỗi buổi trời chiều, đôi sáo diều bay lượn trên không trung vô cùng thanh bình. → Bức tranh mùa hè dưới ngòi bút của tác giả trở nên vô cùng nhiều màu sắc và sức sống. Đó là bức tranh mùa hè với gam màu vàng chủ đạo tươi tắn, ấm áp hòa vào đó là tiếng tu hú ngân vang làm cho bức tranh không chỉ tĩnh mà còn động, hương quả chín làm cho bức tranh thêm thơm làm xao xuyến lòng người. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ cũng như của bài thơ; đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội. Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu không có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn. Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh cửa của những ước mơ đang mở ra. Con đường dẫn tới mục đích sống có thể xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào. Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được nguồn hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt, bạn không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn. Nhưng bạn phải có lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên. Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là "một ngày mới, một cơ hội mới". Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường - chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình. (Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn - Nick Vujicic, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 89 - 90) Câu 1 (1,0 điểm): Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về câu nói: "Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn"? Trang | 5
- Câu 3 (2,0 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với em? II. LÀM VĂN (6 điểm) Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Nội dung chính của văn bản: Để theo đuổi và đạt được ước mơ, chúng ta phải hành động. Trên con đường vươn tới thành công, phải nắm bắt từng cơ hội, hãy tạo ra khẩu hiệu bằng các hành động thực tiễn. Đặt nhan đề cho văn bản: Một ngày mới, một cơ hội mới/Sức mạnh của hành động. (Thí sinh có thể lựa chọn các phương án trên hoặc đặt một số nhan đề khác phù hợp với nội dung của văn bản). Câu 2 (1,0 điểm): Giải thích câu nói: "Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn": Câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa của trở ngại, thử thách trên con đường đi đến thành công của mỗi người. Thông thường, theo thói quen suy nghĩ của nhiều người thì khó khăn, thử thách là rào cản khiến con người khó đạt được mục đích. Tuy nhiên, câu nói đã cho thấy: trở ngại, khó khăn cũng là cơ hội giúp con người phát huy năng lực bản thân, đạt được thành công và khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Câu 3 (2,0 điểm): Học sinh có thể rút ra thông điệp ý nghĩa nhất khác nhau nhưng phải kiến giải lựa chọn của mình một cách hợp lý và thuyết phục. II. LÀM VĂN Dàn ý Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu - Bức tranh làng quê mùa hè: Con chim tu hú bắt dầu cất tiếng kêu náo nhiệt báo hiệu mùa hè đã tới. Lúa đã bắt đầu vào mùa chín vàng khắp cánh đồng gần xa. Những cây trái trong vườn bắt đầu ngọt và chín dần cho một mùa bội thu. Những nương ngô, nương bắp được thu hoạch và phơi vàng đầy sân hòa cùng ánh nắng nồng vô cùng rực rỡ. Trang | 6
- Bầu trời như trở nên trong xanh, rộng và cao hơn bao giờ hết, tưởng như trải dài đến tận chân trời. Những đứa trẻ con trong xóm làng mang diều đi thả mỗi buổi trời chiều, đôi sáo diều bay lượn trên không trung vô cùng thanh bình. → Bức tranh mùa hè dưới ngòi bút của tác giả trở nên vô cùng nhiều màu sắc và sức sống. Đó là bức tranh mùa hè với gam màu vàng chủ đạo tươi tắn, ấm áp hòa vào đó là tiếng tu hú ngân vang làm cho bức tranh không chỉ tĩnh mà còn động, hương quả chín làm cho bức tranh thêm thơm làm xao xuyến lòng người. b. Khổ thơ thứ hai Tâm trang của người chiến sĩ khi nghe những dấu hiệu của mùa hè đã đến bên tai: Chân muốn đạp tan phòng: lúc này, người chiến sĩ đang bị quân giặc giam giữ trong nhà lao để tra khảo dã man, không khí mùa hè khiến trong lòng người chiến sĩ nôn nao và muốn vượt khỏi nhà giam chật chội, hôi hám, bẩn thỉu để ra ngoài với tự do, tận hưởng mùa hè xinh đẹp và tiếp tục kháng chiến vì nước nhà. Cái nóng của mùa hè với cái chật của nhà giam đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu tưởng như chết uất. Con chim tu hú ngoài trời cất tiếng kêu khi người chiến sĩ ở trong nhà tù càng thêm bứt rứt, khó chịu và muốn ra ngoài. Hình ảnh đối lập: không gian nhộn nhịp ở ngoài với cảnh bức bối trong tù đã làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ với khao khát có được cuộc sống mùa hè ngoài kia. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm. Trang | 7