3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Văn Lang (Có đáp án)

ĐỀ THI SỐ 1 
I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do 
bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc 
lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng. 
Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được 
nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng 
nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại. 
Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh 
thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá 
hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán ... 
(Trích Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư, 16 /12/ 2015) 
Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư là gì? 
pdf 8 trang Ánh Mai 07/02/2023 5200
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Văn Lang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Văn Lang (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 VĂN LANG Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng. Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại. Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán (Trích Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư, 16 /12/ 2015) Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư là gì? Câu 2 (1,5 điểm): Theo tác giả, thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm? Em hãy lấy ít nhất hai dẫn chứng về thực phẩm không an toàn trên thị trường mà anh/chị biết. Câu 3 (1,5 điểm): Theo em, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm? II. LÀM VĂN (6 điểm) Chứng minh rằng: Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư: hút thuốc lá; nghiện rượu bia; chế độ dinh dưỡng. Trang | 1
  2. Câu 2 (1,5 điểm): Theo tác giả, mất an toàn thực phẩm là những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán. Lấy được ít nhất 02 dẫn chứng về thực phẩm không an toàn. (0,25 điểm) Câu 3 (1,5 điểm): Nêu được những giải pháp đúng đắn, khả thi để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm. - Gợi ý: Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến II. LÀM VĂN Dàn ý Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường. 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu Tác giả mượn lời con hổ bị giam cầm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng vì mất tự do của con hổ cũng như người dân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Là chúa tể của muôn loài đang thỏa sức tung hoành ngang dọc, cuộc sống tự do tự tại nay bị nhốt chặt trong một không gian chật chội, tù túng với một thời gian dài. Nhìn bề ngoài, nó có vẻ cam chịu, bất lực, buông xuôi nhưng bên trong nó lại đang nung nấu một ngọn lửa căm hờn đang bốc cháy ngùn ngụt. Trang | 2
  3. Trong tâm trạng ấy, hổ căm thù và khinh bỉ thế giới xung quanh nó. Căm thù và khinh bỉ những kẻ đã cướp mất cuộc sống tự do của nó, còn hạ nhục nó bằng cách xếp nó ngang hàng với những kẻ vô tư lự, không suy nghĩ, thậm chí còn mang nó ra làm đồ chơi mua vui cho thiên hạ. b. Khổ thơ thứ 2 Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Mở đầu là tiếng gầm vang động núi rừng, tiếp theo là bàn chân với móng vuốt sắc nhọn bước nhẹ nhàng trên nền lá, sau đó là tấm thân dài, mềm mại, uyển chuyển. Những hình ảnh giàu chất tạo, hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. c. Khổ thơ thứ 3 Bốn cảnh: Những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: Nào đâu, đâu những lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. d. Khổ thơ thứ 4 Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ. e. Khổ thơ cuối Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với Trang | 3
  4. những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đặc sắc của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon, Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân, Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu (Trích Bầm ơi – Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005) Câu 1 (1,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ? Câu 2 (1,0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ? Câu 3 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ II. LÀM VĂN (6 điểm) Hãy làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ. Câu 2 (1,0 điểm): Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân. Trang | 4
  5. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả. Câu 3 (2,0 điểm): Học sinh viết đoạn văn thể hiện được tình cảm và thái độ đối với mẹ. Đoạn văn cần nêu được tình cảm của người viết đối với mẹ và rút ra bài học cho bản thân: phải biết yêu thương, kính trọng mẹ, biết ơn, trân trọng những gì cha mẹ đã dành cho ta. Tình yêu thương đó cần được thể hiện bằng hành động cụ thể ngay từ hôm nay: quan tâm, chăm sóc, vâng lời, học tập, tu dưỡng tốt, II. LÀM VĂN Dàn ý tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng. 2. Thân bài Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ. Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ. → Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Trang | 5
  6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Làng Quan họ quê tôi Những ngày bom Mỹ dội Quán đổ dưới gốc đa Chín nhịp cầu đứt nối Pháo lên núi Thiên Thai Súng trường lên Quán Dốc Loan phượng vẫn ăn xoài Vườn xoan đào vẫn mọc Em tiễn anh lên đường Đứng bên bờ em hát Muốn gửi đi theo anh Cả dòng sông trong mát Mẹ mang nước lên đồi Yêu các con mẹ hát Bao nhiêu máy bay rơi Sau mái đầu tóc bạc Thuyền thúng thuyền thúng ơi Có ghé về tỉnh Bắc Nghe tiếng hát quê tôi Trên tầm bom đạn giặc (Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, theo Tinh tuyển thơ Việt Nam 1945 -1975 NXBKH và XH, 1978) Câu 1 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 2 (1,5 điểm): Hình ảnh "làng quê" và "con người làng quê" được miêu tả bằng những chi tiết nào? Suy nghĩ của em về chi tiết đó? Câu 3 (1,5 điểm): Cảm nhận của em về tiếng hát xuyên suốt ba khổ thơ? II. LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 (1,0 điểm): Hình ảnh làng quê vùng Kinh Bắc và con người trong những năm tháng chiến tranh bị giặc phá huỷ, vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm, kiên cường chiến đấu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày thắng lợi. Trang | 6
  7. Câu 2 (1,5 điểm): Hình ảnh "làng quê" và "con người làng quê" được miêu tả bằng những chi tết: Quán đ dưới gốc đa, nhịp cầu đứt nối, pháo lên núi, súng lên Quán Dốc. Đặc biệt hình ảnh cô gái, người mẹ tiễn người con trai của làng ra trận. Những chi tiết đó thể hiện hình ảnh làng quê bị giặc tàn phá, tác giả tái hiện lại hiện thực của chiến tranh, tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 3 (1,5 điểm): Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, yêu cầu cách viết đoạn văn chặt chẽ, logic. Sau đây là gợi ý: Tiếng hát là đặc trưng của quê hương quan họ, nuôi dưỡng tâm hồn những chàng trai, cô gái miền quan họ. Tiếng hát biểu hiện sự lạc quan, của niềm tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. II. LÀM VĂN Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. 2. Thân bài a. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới vô cùng giản dị và thân thương. Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông → Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể. b. Bức tranh lao động của làng chài • Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng. Không gian: trời xanh, gió nhẹ. → Hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển. Trang | 7
  8. “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: cảnh buồm như linh hồ của người dân làng chài đang phơi phới đầy niềm tin yêu và hi vọng. “rướn thân trắng”: khao khát mãnh liệt sánh ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. → Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống. • Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về Không khí trở về: ồn ào, tấp nập → tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá → Lòng biết ơn đối với biển cả. Hình ảnh người dân chài: “Da ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài. Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người. → Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. c. Nỗi nhớ quê hương da diết Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: Màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu vôi của cánh buồm, hình ảnh con thuyền, mùi mặn mòi của biển. → Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Trang | 8