3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Văn Tần (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm )
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh 
rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn:“Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người”. 
Cậu bé hố t hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có 
tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: 
Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người 
mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, 
con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu 
thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002 )
Câu 1 : (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên .
Câu 2 : (0,5 điểm) Xác định kiểu câu được sử dụng ở câu văn sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc 
sống của chúng ta. ”
Câu 3 : (1,0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện .
pdf 10 trang Ánh Mai 07/02/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Văn Tần (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf3_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 3 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Văn Tần (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 VÕ VĂN TẦN Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn:“Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002 ) Câu 1 : (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên . Câu 2 : (0,5 điểm) Xác định kiểu câu được sử dụng ở câu văn sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3 : (1,0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện . Câu 4 : (1,0 điểm) Thông điệp mà câu chuyện đã mang đến cho người đọc là gì? II. LÀM VĂN (7 điểm ) Câu 1 : (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Cho và Nhận trong cuộc sống . Câu 2 : (5,0 điểm) Em hãy chứng minh ý trí khát vọng v ề một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường v à kh í phách của dân tộc Đại Việt đang trên đ à lớn mạnh qua văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm ) 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 2. Kiểu câu được sử dụng trong câu văn là: Câu trần thuật 3. Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau, miễn là phần lí giải phải chặt chẽ, thuyết phục. HS viết được từ (3- 5 dòng) nêu được quan điểm của bản thân và có sự lí giải hợp lí. Đoạn văn được điểm tối đa là đoạn văn có cái nhìn đa chiều về vấn đề đặt ra, có lí giải thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý: - Câu chuyện khuyên chúng ta: + Con người phải biết cho: đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại; phải biết cho mà không trông chờ đáp đền. - Câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp: sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với cuộc đời. 4. Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể lựa chọn thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: Thông điệp: + Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. + Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu: a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận, cần trình bày các ý sau: * Giải thích - “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “Cho” rất nhỏ, rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - “Nhận” chính là được đáp trả, được đền ơn . - “Cho” và “Nhận” là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau . * Bàn luận a) Biểu hiện của cho và nhận - Trong cuộc sống quanh ta, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng . - Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn - Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng - Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt b) Ý nghĩa của cho và nhận - Cho và nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người Cho và nhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người . - Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái . - Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó . (Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ ) * Bàn luận mở rộng : - Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả . - Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại . - Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi . * Bài học nhận thức và hành động Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nhận thức: Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống. - Hành động: Hãy yêu thương nhiều hơn , chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. Câu 2: Chứng minh bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân và kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết; Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Kh át vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. GV chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn. 2. Phân tích, chứng minh văn bản để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. a. Khái quát chung - Giới thiệu về tác giả Lí Công Uẩn. - Giới thiệu tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, b. Phân tích, chứng minh b.1: Lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô. - Cơ sở lịch sử: + Việc dời đô của các triều đại xưa ở Trung Quốc: Nhà Thương 5 lần dời đô Nhà Chu 3 lần dời đô + Mục đích: mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau. Trang | 4
  5. + Kết quả: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng. - Cơ sở thực tế: (thực tế Đại Việt) + Lí Thái Tổ phê phán việc không dời đô của 2 triều Đinh và Lê không theo mệnh trời, không học người xưa + Số phận của hai nhà Đinh - Lê: triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng + Thực tế lịch sử lú c bấy giờ: thế và lực chưa đủ mạnh + Tình cảm chân thành của L í Thái Tổ là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường b.2: Lí do thành Đại La trở thành kinh đô bậc nhất: - Về vị thế địa lí - Về vị thế chính trị, văn hóa - Khẳng định thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước - Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội hiện nay. b3. Đặc sắc nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. - Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân. 3 . Kết thúc vấn đề - KĐ lại vấn đề cần chứng minh. - Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ, so sánh. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác) ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) Trang | 5
  6. Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân). Nêu giá trị nội dung bài thơ. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến b. Chỉ ra những câu cầu khiến trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cầu khiến: Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy: - Đi thôi con. (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) Câu 3: (6 điểm) Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) - Chép chính xác bài thơ (1 điểm) - Nội dung:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.(1 điểm) Câu 2: (2 điểm) a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến - Câu cầu khiến là câu có chứa các từ ngữ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến. - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm b. Câu cảm thán: Đi thôi con! - Các câu trên là câu cầu vì chúng chứa các từ ngữcầu khiến: đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than. Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3: (6 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: * Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau: Mở bài (1 điểm): – Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ) – Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ) Thân bài (4 điểm): a. (1 đ): giải thích học là gì: – Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ) – Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống. Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ) b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành: Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp. – Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc (0,75đ) – Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy .(Có dẫn chứng).(0,75đ) c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào: – Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ . (0,25đ) Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai – Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ ) Kết bài (1 điểm): – (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập . – (0,5đ) Suy nghĩ bản thân . ĐỀ THI SỐ 3 Phần I (5.0 điếm): Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết : “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên . 2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên . 3 . a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó . b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ), Phần II (5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng Trang | 8
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2012 ) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.” a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào? 3. Từ đoạn trích đã cho kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối vơi tuổi học trò. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Phần I (5.0 điếm): Câu 1: - Chỉ ra các biện pháp: nhân hóa (hàng tre soi tóc), ẩn dụ (nước gương trong), so sánh (tâm hồn tôi là một buổi trưa hè) 0.5đ - Tác dụng: 0.5đ + Gợi hình: cảnh sắc sông nước quê hương (nước trong như gương, hàng tre như người con gái đẹp soi bóng xuống mặt nước, những trưa hè tỏa nắng lấp lánh trên sông) + Gợi cảm : tình yêu quê hương bình dị đã đi vào hồn người thành kỷ niệm ấu thơ đẹp đẽ Câu 2: - Gợi nhớ bài Quê hương 0.5đ - Điểm tương đồng của 2 bài thơ: 0.5đ + Cùng đề tài sáng tác: tình yêu quê hương + Cùng sử dụng những hình ảnh đẹp, quen thuộc của quê hương Câu 3: a. Chép chính xác đoạn thơ yêu thích (Ít nhất 2 câu). Mỗi lỗi sai trừ 0.25đ b. - Hình thức: đảm bảo dài 10 câu (0.5đ), có gạch chân câu phủ định (0.25đ) Trang | 9
  10. - Nội dung: phân tích các giá trị nội dung (tình yêu quê hương, trân trọng những giá trị tâm hồn, tâm linh của quê hương) và nghệ thuật (Các hình ảnh tu từ đặc sắc) của đoạn thơ. Phần II (5.0 điểm): Câu 1: - Phương thức: nghị luận 0.5đ - N ội dung: mỗi người đều có ước mơ riêng (0.5đ); đừng để ai đánh cắp, chi phối ước mơ của mình (0.5đ) Câu 2: - Kiểu câu: trần thuật - Mục đích nói: trình bày Câu 3: Hình thức: Đảm bảo dài 1 trang giấy, đúng bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc Nội dung: - Giải thích: ước mơ (những điều tốt đẹp mà ta mong muốn, khát khao đạt được); tuổi học trò (lứa tuổi đi đang đi học, hồn nhiên, nhiều mộng tưởng) - Ý nghĩa của ước mơ đố i với tuổi học trò: ở hiện tại (động lực họ c tập), ở tương lai (là mục đích sống). Không có ước mơ sẽ thấy tẻ nhạt, nhàm chán hoặc quá mơ mộng sẽ ảo tưởng, thất vọng. HS trình bày các ý nghĩa này phải có dẫn chứng xác đáng. - Liên hệ bản thân: cần nuôi dưỡng ước mơ mỗi ngày (dù lớn hay nhỏ), có hành động nỗ lực cụ thể hóa giấc mơ. Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu. Trang | 10