5 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm).Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 
của thực dân Pháp, đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển 
biến như thế nào? 
Câu 2 (2 điểm).Phân tích các nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của con đường 
cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
Câu 3 (3 điểm).So sánh phong Cần vương (1885 – 1896) với phong trào 
yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX trên các phương diện: mục 
tiêu, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, phạm vi 
– quy mô, kết quả. 
Câu 4 (2 điểm).Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi 
tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong 
những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải 
phóng dân tộc?
pdf 25 trang Ánh Mai 15/03/2023 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_co_dap_an.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) Câu 1 (3 điểm).Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Câu 2 (2 điểm).Phân tích các nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 3 (3 điểm).So sánh phong Cần vương (1885 – 1896) với phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX trên các phương diện: mục tiêu, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, phạm vi – quy mô, kết quả. Câu 4 (2 điểm).Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (3 điểm). * Chuyển biến về kinh tế -Chuyển biến tích cực: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. + Hình thành các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp mới,
  2. - Chuyển biến tiêu cực: + Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. +Kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. * Chuyển biến về xã hội - Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc: + Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện. + Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. - Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:công nhân, tiểu tư sản, tư sản - Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX. Câu 2 (2 điểm). * Nhân tố khách quan - Thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX). - Cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1912) ở Trung Quốc. * Nhân tố chủ quan - Sự bế tắc của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến. - Những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. - Sự xuất hiện và phát huy ảnh hưởng của các tân thư, tân văn, tân báo.
  3. Câu 3 (3 điểm). * Mục tiêu - Phong trào Cần vương: đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng, giành độc lập dân tộc, thiết lập trở lại chế độ phong kiến. - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai, gắn liền độc lập dân tộc với đổi mới, canh tân đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. * Lực lượng lãnh đạo - Phong trào Cần vương: các văn thân, sĩ phu yêu nước (ví dụ: Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, ). - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: các sĩ phu có tư tưởng tiến bộ (ví dụ: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, ). * Lực lượng tham gia - Phong trào Cần vương: đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là nông dân. - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân, ). * Hình thức đấu tranh - Phong trào Cần vương: khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh duy nhất. - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: diễn ra dưới nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú, theo hai xu hướng: bạo động và cải cách. * Phạm vi – quy mô - Phong trào Cần vương: chủ yếu diễn ra ở Bắc Kì và Trung Kì, trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: cách mạng diễn ra sôi nổi, rộng khắp cả nước không phụ thuộc vào địa hình, một số phong trào còn có cơ sở ở hải ngoại (phong trào Đông du tổ chức đưa học sinh sang
  4. Nhật Bản học tập; Việt Nam Quang phục hội được thành lập ở Trung Quốc, ). * Kết quả - Phong trào Cần vương: thất bại. - Phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX: thất bại. Câu 4 (2 điểm) * Nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước -Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam. - Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới. -Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. => Tất cả các yếu tố về gia đình, quê hương, thời cuộc đã sớm hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đồng bào. => Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), ra đi tìm đường cứu nước. * Ý nghĩa từ những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 đối với cách mạng Việt Nam - Trong những năm 1911 – 1918, Nguyễn Tất Thành đã bôn ba qua nhiều quốc gia, nhiều châu lục. Trong quá trình đó, Nguyễn Tất Thành đã khảo nghiệm, tìm hiểu về các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới; tích cực rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân; hoạt động trong các hội Việt Nam yêu nước tại nước ngoài, => Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2
  5. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) Câu 1 (3 điểm).Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Câu 2 (2 điểm).Phân tích các nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 3 (3 điểm).So sánh phong Cần vương (1885 – 1896) với phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX trên các phương diện: mục tiêu, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, phạm vi – quy mô, kết quả. Câu 4 (2 điểm).Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (3 điểm). * Chuyển biến về kinh tế -Chuyển biến tích cực: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. + Hình thành các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp mới,