Bộ 10 bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Phần I (5.0 điếm):  
Mở đầu bài thơ ―Nhớ con sông quê hương‖, nhà thơ Tế Hanh viết: 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật 
được sử dụng trong những câu thơ trên.

2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà 
em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ 
em được học với những câu thơ trên.

3.  
a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó. 
b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 
em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định 
(gạch chân và chú thích rõ), 

pdf 48 trang Ánh Mai 07/02/2023 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Bộ 10 bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 1 Môn: Ngữ Văn 8 Phần I (5.0 điếm): Mở đầu bài thơ ―Nhớ con sông quê hương‖, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên. 2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên. 3. a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó. b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ), Phần II (5.0 điểm):
  2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, ―Nếu biết trăm năm là hữu hạn‖, NXB Hội Nhà văn, 2012 ) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: ―Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.‖ a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào? 3. Từ đoạn trích đã cho kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối vơi tuổi học trò. Hết ĐÁP ÁN GỢI Ý
  3. Phần I (5.0 điếm): Câu 1: - Chỉ ra các biện pháp: nhân hóa (hàng tre soi tóc), ẩn dụ (nước gương trong), so sánh (tâm hồn tôi là một buổi trưa hè) 0.5đ - Tác dụng: 0.5đ + Gợi hình: cảnh sắc sông nước quê hương (nước trong như gương, hàng tre như người con gái đẹp soi bóng xuống mặt nước, những trưa hè tỏa nắng lấp lánh trên sông) + Gợi cảm : tình yêu quê hương bình dị đã đi vào hồn người thành kỷ niệm ấu thơ đẹp đẽ Câu 2: - Gợi nhớ bài Quê hương 0.5đ - Điểm tương đồng của 2 bài thơ: 0.5đ + Cùng đề tài sáng tác: tình yêu quê hương + Cùng sử dụng những hình ảnh đẹp, quen thuộc của quê hương Câu 3: a. Chép chính xác đoạn thơ yêu thích (Ít nhất 2 câu). Mỗi lỗi sai trừ 0.25đ b. - Hình thức: đảm bảo dài 10 câu (0.5đ), có gạch chân câu phủ định (0.25đ) - Nội dung: phân tích các giá trị nội dung (tình yêu quê hương, trân trọng những giá trị tâm hồn, tâm linh của quê hương) và nghệ thuật (Các hình ảnh tu từ đặc sắc) của đoạn thơ.
  4. Phần II (5.0 điểm): Câu 1: - Phương thức: nghị luận 0.5đ - Nội dung: mỗi người đều có ước mơ riêng (0.5đ); đừng để ai đánh cắp, chi phối ước mơ của mình (0.5đ) Câu 2: - Kiểu câu: trần thuật - Mục đích nói: trình bày Câu 3: Hình thức: Đảm bảo dài 1 trang giấy, đúng bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc Nội dung: - Giải thích: ước mơ (những điều tốt đẹp mà ta mong muốn, khát khao đạt được); tuổi học trò (lứa tuổi đi đang đi học, hồn nhiên, nhiều mộng tưởng) - Ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi học trò: ở hiện tại (động lực học tập), ở tương lai (là mục đích sống). Không có ước mơ sẽ thấy tẻ nhạt, nhàm chán hoặc quá mơ mộng sẽ ảo tưởng, thất vọng. HS trình bày các ý nghĩa này phải có dẫn chứng xác đáng. - Liên hệ bản thân: cần nuôi dưỡng ước mơ mỗi ngày (dù lớn hay nhỏ), có hành động nỗ lực cụ thể hóa giấc mơ.
  5. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 2 Môn: Ngữ Văn 8 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bàn luận về phép học D. Bình Ngô đại cáo 2. Đoạn văn trên của tác giả nào? A. Trần Quốc Tuấn B. Nguyễn Thiếp C. Nguyễn Trãi D. Lí Công Uẩn 3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì? A. Tấu B. Cáo
  6. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 1 Môn: Ngữ Văn 8 Phần I (5.0 điếm): Mở đầu bài thơ ―Nhớ con sông quê hương‖, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên. 2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên. 3. a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó. b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ), Phần II (5.0 điểm):