Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Cho câu thơ:

"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội"

                                                                (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)

Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh

Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? 

Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì?

Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó.

Phần II: Tập làm văn 

     Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép.

     Câu 2 : Thuyết minh về một trò chơi dân gian 

docx 49 trang Ánh Mai 07/02/2023 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 (Có gợi ý)

  1. BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 KÌ 2 ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu Cho câu thơ: "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội" (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì? Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Câu 2 : Thuyết minh về một trò chơi dân gian Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ Câu 3: - Thể loại: Thơ Trang 1
  2. - Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó Câu 4: + Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? + Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? + Thời oanh liệt nay còn đâu? => Các câu nghi vấn này dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Đoạn thơ “Đâu những nay còn đâu?” là một đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nỗi nhớ về quá khứ tự do hào hùng của con hổ Triển khai: Triển khai làm rõ những nỗi nhớ trong quá khứ của “con hổ”: - Cảnh bình minh: Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. - Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả: - Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. - Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng: Nền cảnh thuộc gam màu máu, gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Đó là máu của mặt trời ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú, gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Trang 2
  3. - "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật", bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ, tham vọng tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc sống tự do của mình, nhớ những cảnh không bao giờ còn thấy nữa giấc mơ huy hoàng đã khép lại. - Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa. ĐỀ 2 Phần I: Đọc – hiểu Cho đoạn thơ sau: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Câu: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Trang 3
  4. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì? Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Câu 2 : Thuyết minh về trò chơi mang bản sắc Việt (đèn lồng, đèn kéo quân, ô ăn quan, rồng rắn lên mây ) Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ - - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935 Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ Câu 3: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: Làm cho nhân vật trung tâm là con hổ như mang dáng dấp, tình cảm, suy nghĩ của con người, bởi vây mà nhà thơ có thể diễn đạt thầm kín tâm sự của mình Câu 4: - Câu trên là câu trần thuật - Chức năng: kể và bộc lộ tình cảm, cảm xúc Câu 5: - Nội dung chính đoạn thơ: Hình ảnh và tâm trạng con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú Phần II: Tập làm văn Câu 1: Trang 4
  5. Gợi ý: Mở đoạn: Đoạn thơ diễn tả chân thực và sinh động hình ảnh, tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú Triển khai: - Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi - Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan - “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể => Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực - “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng  Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán  Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm. ĐỀ 3 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) Trang 5
  6. BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 KÌ 2 ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu Cho câu thơ: "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội" (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì? Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Câu 2 : Thuyết minh về một trò chơi dân gian Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ Câu 3: - Thể loại: Thơ Trang 1