Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 12 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

                                                                                                    (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ?

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 12 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_12_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 12 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 12 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ? Câu 3: Chọn và giải thích hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên. Câu 4: Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Câu 2 : Thuyết minh về thể thơ lục bát Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chiếu dời đô”(Thiên đô chiếu) Tác giả:Lí Công Uẩn Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ
  2. Câu 3: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: Làm cho nhân vật trung tâm là con hổ như mang dáng dấp, tình cảm, suy nghĩ của con người, bởi vây mà nhà thơ có thể diễn đạt thầm kín tâm sự của mình Câu 4: - Câu trên là câu trần thuật - Chức năng: kể và bộc lộ tình cảm, cảm xúc Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Trong Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã cho ta thấy những lí lẽ thuyết phục chứng minh “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Triển khai: • Các lợi thế của thành Đại La - Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương - Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt - Về văn hóa, chính trị, kinh tế: + Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu. + Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế. - Đời sống nhân dân: Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng => Xứng đáng là nêi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh Kết đoạn : Khẳng định: Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm.