Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 13 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   

       " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

                                                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

Câu 3: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 6140
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 13 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_13_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 13 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 13 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào? Câu 4: Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật “ta”? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Qua văn bản em tìm được ở phần I. Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩa của mình về vai trò của Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc Câu 2 : Trình bày ý kiến của em về câu nói của văn hào M. Gorki: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản : Hịch tướng sĩ - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Câu 2:
  2. - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 3: - Đoạn văn gồm 2 câu - Kiểu câu trần thuật - Mục đích: được dùng với mục đích biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) Câu 4: - Đoạn văn diễn tả cảm động tâm trạng, nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu (hoặc hi sinh, xả thân) đến cùng cho dù thịt nát xương tan: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Ở bất kì thời đại nào, cũng sẽ luôn có những người lãnh đạo anh minh sáng suốt, đưa dân tộc đến bên vinh quang, Trần Quốc Tuấn chính là một người anh hùng như thế! Triển khai: - Trần Quốc Tuấn là một danh tướng quan trọng góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của nhà Trần. - Trần Quốc Tuấn là một vị lãnh tướng sáng suốt và anh minh. Đặc biệt, văn bản Hịch tướng sĩ đã thể hiện rất rõ điều đó. - Bằng tài năng của mình, ông đã nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời ông cũng nhìn nhận những tai hại của việc binh sĩ lơ là luyện tập, chỉ mải ham thú vui tầm thường, mất cảnh giác.
  3. - Vị chủ tướng ấy còn anh minh ở chỗ ông đã bày ra những tâm sự hết sức chân thành của mình, đó là lòng căm thù giặc tận cùng, từ đó đã cảm hóa được chữ binh sĩ dưới quyền, khiến họ nghĩ về mảnh đất quê hương, nghĩ về vợ con để quyết tâm, thổi bùng lên lòng căm thù giặc và ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi binh sĩ, Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của vị chủ tướng: tấm lòng yêu nước thương dân, khả năng lãnh đạo và cảm hóa lòng người.