Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 14 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắg triều đình.đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa , để thỏa lòg tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc , để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói , sao cho khỏi tai vạ về sau!”                                                                                                 

   (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Điều đó khơi gợi điều gì ở tướng sĩ?

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 4900
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 14 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_14_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 14 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 14 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắg triều đình.đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa , để thỏa lòg tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc , để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói , sao cho khỏi tai vạ về sau!” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Điều đó khơi gợi điều gì ở tướng sĩ? Câu 4: Hai câu: Ngó thấy sứ giặc vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói , sao cho khỏi tai vạ về sau!” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 5: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm :Trong cuộc sống, con người rất cần lòng dũng cảm Câu 2 : Nghị luận về văn học và tình thương Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản : Hịch tướng sĩ - Tác giả: Trần Quốc Tuấn Câu 2:
  2. - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: + Kẻ thù tham lam, tàn bạo: ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc + Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ". - Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ. Câu 4: - Câu 1: câu trần thuật - Hành động nói: Trình bày - Câu 2: câu cảm thán – Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc Câu 5: - Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: Ẩn dụ và so sánh Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Để đối mặt và vượt qua khó khăn trắc trở, “trong cuộc sống, con người rất cần lòng dũng cảm”. Triển khai: - Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. - Tại sao trong cuộc sống con người cần có long dũng cảm: + Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên lòng dũng cảm chính là dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình.
  3. + Khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. + Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Kết đoạn: Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì mọi sự tăm tối của cuộc sống ta đều có cách giải quyết được.