Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 15 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: 

                                                   Từng nghe: 

                 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
                   (...)
                      Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
                   Song hào kiệt đời nào cũng có”

                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Chép đúng và đủ những câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ.

Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm bất hủ nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác.

Câu 3: Tác phẩm được viết theo lối văn, thể văn gì?

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 15 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_15_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 15 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 15 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Từng nghe: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Chép đúng và đủ những câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ. Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm bất hủ nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác. Câu 3: Tác phẩm được viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 4: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? Câu 5: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày phân tích đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc hiểu. Câu 2 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến cùa em về hiện tượng đó. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu
  2. Câu 1: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cỏi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Câu 2: - Tên văn bản: Nước Đại Việt ta - Trích từ tác phẩm: Bình Ngô đại cáo - Tác giả: Nguyễn Trãi. - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này Câu 3: - Lối văn biền ngẫu, thể cáo Câu 4: - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. - Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Việt Nam. Còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. Câu 5:
  3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố: + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu + Phong tục tập quán + Lịch sử hình thành và phát triển riêng + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quố Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Bên cạnh những sự sắc bén về nội dung, đoạn trích Nước Đại Việt ta còn để lại dư âm thuyết phục trong long người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc Triển khai: Triển khai làm rõ những giá trị nghệ thuật văn bản: - Giọng văn hào hùng, đanh thép, sảng khoái. - Sử dụng những từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm: thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ : việc nhân nghĩa – yên dân; quân điếu phạt – trừ bạo; tiêu vong bắt sống, giết tươi - Sử dụng biện pháp so sánh: so sánh nước ta với Trung Quốc , đặt ngang hàng với Trung Quốc về tổ chức chính trị, quản lí quốc gia, thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta: từ Triệu, Đinh Lí, Trần đời nào cũng có. - Sử dụng biện pháp liệt kê: để khắc sâu những điều cần nói: về nền độc lập tự chủ của nước ta, về chiến thắng của ta và thất bại của địch: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu cũng khác; Lưu Cung tham công giết tươi Ô Mã. - Sử dụng các câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần đời nào cũng có - Đoạn văn kết hợp lí lẽ và dẫn chứng (thực tiễn) thuyết phục Kết đoạn: Những thành công về nghệ thuật nói trên đã góp phần không nhỏ khiến Bình Ngô Đại cáo trở thành áng tuyên ngôn bất hủ đầy tự hào của Đại Việt.