Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 16 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   

      “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”

                                                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? Tác giả là ai? 

Câu 2. Xác định thể loại văn bản.

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 16 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_16_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 16 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 16 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định thể loại văn bản. Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên. Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của tự học. Câu 2 : M.Gorki từng nói: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới. Em có suy nghĩ về câu nói trên Hãy giải thích. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học. - Tác giả: Nguyễn Thiếp
  2. Câu 2: - Thể loại: Tấu Câu 3: - Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” là câu phủ định. - Biện pháp tu từ so sánh cụ thể với hình ảnh so sánh và hình ảnh được so sánh: người không học (không biết đạo) như ngọc không mài (không sáng). - Tác dụng: + Giúp người đọc nhận thức được sự học cần là cần thiết với mỗi con người: ngọc có mài mới thành đồ vật sáng, người có học mới biết đạo + Việc mài ngọc cần phải kiên trì, cẩn thận, có ý chí quyết tâm ngọc mới thành đồ vật, đẹp và sáng cũng như sự học con người cần kiên trì tỷ mỉ và quyết tâm mới hiểu rõ đạo, đúng hướng - Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng Câu 4: - Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. Mục đích chân chính của việc học: - Học để biết rõ đạo, để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải học để cầu danh lợi. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học Triển khai:
  3. - Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. - Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta: + Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . + Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. + Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. - Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập - Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. - Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Kết đoạn: Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra, chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người.