Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 18 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   

      " Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,v.v…trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”.

                                                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 18 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_18_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 18 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 18 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,v.v trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”. (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Xác định PTBĐ chính của văn bản Câu 2: Em hãy cho biết nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? Câu 3: Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ câu chủ đề sau: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.” Câu 2 : Nhà văn Nguyễn Bá Học nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu
  2. Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Thuế máu - Tác giả: Nguyễn Ái Quốc - Hoàn cảnh sáng tác văn bản: Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946 Câu 2: Ý nghĩa nhan đề :“ Thuế máu” : - Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của NAQ. Cái tên thuế máu gọi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân - Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp Câu 3: - Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? thuộc kiểu câu nghi vấn - Hành động nói là khẳng định Câu 4: - Kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền là hành động trình bày Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Khẳng định nhận định “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo”
  3. Triển khai: - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo, các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “ bản xứ” làm bia đỡ đạn. (hình ảnh được xây dựng đều có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế Các hình ảnh vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa ) - Ngôn từ mang màu sắc trào phúng châm biếm sắc sảo như: “ Chiến tranh vui tươi”, “ lập tức họ biến thành ”, “ được phong cho cái danh hiệu tối cao” khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc( giọng điệu giễu cợt, mỉa mai, nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp, trơ trẽn. Sử dụng thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác ) - Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái“Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp Kết đoạn: Kết luận chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của tác phẩm