Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 2 (Có gợi ý)

ĐỀ 2

Phần I: Đọc – hiểu

Cho đoạn thơ sau:

“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

                                                                (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào? 

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 2 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_2_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 2 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 2 Phần I: Đọc – hiểu Cho đoạn thơ sau: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Câu: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì? Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.
  2. Câu 2 : Thuyết minh về trò chơi mang bản sắc Việt (đèn lồng, đèn kéo quân, ô ăn quan, rồng rắn lên mây ) Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ - - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935 Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ Câu 3: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: Làm cho nhân vật trung tâm là con hổ như mang dáng dấp, tình cảm, suy nghĩ của con người, bởi vây mà nhà thơ có thể diễn đạt thầm kín tâm sự của mình Câu 4: - Câu trên là câu trần thuật - Chức năng: kể và bộc lộ tình cảm, cảm xúc Câu 5: - Nội dung chính đoạn thơ: Hình ảnh và tâm trạng con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Đoạn thơ diễn tả chân thực và sinh động hình ảnh, tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú Triển khai:
  3. - Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi - Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan - “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể => Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực - “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng  Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán  Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.