Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 20 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang

                                                                                                 (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Xác định thể thơ và PTBĐ của bài thơ.

Câu 3: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

                              Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”

  thuộc kiểu câu nào?

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 20 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_20_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 20 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 20 Phần I: Đọc – hiểu Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Xác định thể thơ và PTBĐ của bài thơ. Câu 3: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào? Câu 4: Qua bài thơ, con người tác giả được bộ lộ như thế nào? Câu 5: Khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng phá hoại cây xanh nơi cộng cộng. Câu 2 : Thuyết minh về một ngôi chùa cổ Việt Nam Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Tác giả: Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong
  2. nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này. Câu 2: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự Câu 3: - Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu trần thuật. Câu 4: - Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ hiện lên là người luôn yêu quý, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống Câu 5: • Giá trị nội dung - Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ • Giá trị nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn - Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý:
  3. Mở đoạn: Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái đất, thế nhưng hiện nay “lá phổi” ấy đang dần bị hủy hoại do hiện tượng chặt phá cây xanh tràn lan nơi công cộng. Triển khai: - Chặt phá cây xanh đơn giản chính là phá hủy sự sống của cây. Việc làm đó cụ thể như việc bẻ cành, chặt cây, đốn cây - Trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: + Nguyên nhân chính là do cá nhân con người không ý thức được việc làm của mình có thể gây ra biến đổi khí hậu, thiên tai đe dọa đời sống, hoặc vì lợi ích kinh tế trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài. + Các cơ quan chức năng quản lí và xử lí không hiệu quả, còn dung túng cho những hành vi sai phạm. - Định hướng hành động: + Như chúng ta đều biết, cây xanh điều hòa khí hậu, vậy nếu như con người cứ tiếp tục chặt phá cây xanh thì tương lai cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Câu hỏi ấy có lẽ không khó để trả lời. + Vì vậy để bảo vệ màu xanh của Trái Đất, mỗi người cần tự ý thức được vai trò to lớn của cây xanh đối với cuộc sống của mình, trồng cây, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng Các cơ quan chức năng cần xử lí nghiêm những hành vi chặt phá cây xanh. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Bảo vệ cây xanh chính là duy trì sự sống cho con người chúng ta