Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 8 (Có gợi ý)

Phần I: Đọc – hiểu

Cho câu thơ:

"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa"

                                                                (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh

Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 3: Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong bài thơ em vừa chép.

Câu 4: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết tác dụng của câu nghi vấn đó.

Câu 5: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép.

docx 3 trang Ánh Mai 07/02/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 8 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_20_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2_de_8_co_goi_y.docx

Nội dung text: Bộ 20 đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2 - Đề 8 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ 8 Phần I: Đọc – hiểu Cho câu thơ: "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa" (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3: Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong bài thơ em vừa chép. Câu 4: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết tác dụng của câu nghi vấn đó. Câu 5: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ phần Đọc – hiểu Câu 2 : Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Câu 2: - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù - Tác giả: Hồ Chí Minh Câu 3:
  2. - HS chọn 2 yếu tố Hán Việt: “vọng nguyệt: ngắm trăng” ; “tửu”: rượu Câu 4: - Câu nghi vấn: Đối thử lương tiêu nại nhược hà => Các nghi vấn này dùng để hỏi xen lẫn bộc lộ tình cảm, cảm xúc Câu 5: • Giá trị nội dung - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày. • Giá trị nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị - Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ - Ngôn ngữ lãng mạn - Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Trong hai câu thơ cuối bài thơ Vọng nguyệt (Hồ Chí Minh), dù ttrong hoàn cảnh ngục tù khốn khó, người và thơ vẫn hướng về nhau, trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác , cảm hứng với vẻ đẹp thiên nhiên vẫn dật dào nồng đượm: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Triển khai: - Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt: Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?.Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã
  3. được trăng cảm động và chia sẻ. Vầng trăng lung linh bỗng chốc biến thành bạn tri âm, tri kỉ - Nguyệt tòng song khích khán thi gia: Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ. Kết đoạn: Hai câu thơ cuối bài nói riêng và toàn bộ bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu mến thiết tha thiên nhiên mà hơn hết, sau những câu thơ đậm phong vị cổ điển ấy chính là một tinh thần thép, phong thái ung dung, tự do của Bác Hồ