Bộ 4 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1 : 
• Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực 
lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. (0,5 
điểm) 
• Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh 
về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán 
riêng, truyền thống lịch sử anh hùng (0,5 điểm) 
Câu 2 : Học sinh cảm nhận được: 
• Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ 
nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động... (0,25 điểm) 
• Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh "luôn tưởng nhớ". 
Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu 
nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng 
của quê hương làng chài... (1,0 điểm) 
• Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp 
phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê 
hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê 
hương, đất nước... (0,75 điểm)
pdf 15 trang Ánh Mai 23/02/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 1) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1 : Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2 : Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam? A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh Câu 3 : Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại? A. Chiếu dời đô
  2. B. Hịch tướng sĩ C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo Câu 4 : Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào? A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Câu 5 : Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh C. Thời kì nước ta chống quân Minh D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên Câu 6 : Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì? A. Bay bổng, lãng mạn B. Thống thiết, bi tráng, uất ức C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng D. Sôi nổi, hào hùng Câu 7 : Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì? A. Có tính hình tượng B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
  3. C. Có tính hàm xúc D. Có tính chính xác và biểu cảm Câu 8 : Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ thắng địa trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Lý Thái Tổ)? A. Đất có phong cảnh đẹp B. Đất có phong thủy tốt C. Đất trù phú, giàu có D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1 điểm) : Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? Câu 2 (2 điểm) : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" (Quê hương – Tế Hanh) Câu 3 (5 điểm) : Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng. Đáp án và Hướng dẫn làm bài PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.
  4. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B D B D D PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 : • Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. (0,5 điểm) • Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng (0,5 điểm) Câu 2 : Học sinh cảm nhận được: • Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động (0,25 điểm) • Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài (1,0 điểm) • Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước (0,75 điểm) Câu 3 : a. Về kỹ năng • Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.
  5. • Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, b. Về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm. • Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. • Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt. • Điểm 0: Không làm hoặc sai hoàn toàn. * Thân bài: (4,0 điểm) • Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục. • Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ. • Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một "thi gia" đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. • Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng. * Lưu ý: Dành 1,0 điểm khuyến khích bài viết có sự sáng tạo, giới thiệu hấp dẫn, lời văn trong sáng, diễn đạt tốt. Phòng Giáo dục và Đào tạo
  6. Đề thi Giữa học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 2) Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007) Câu 1 (1 điểm) : Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Câu 2 (1.5 điểm) : Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 (1.5 điểm) : Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì? Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.
  7. Đáp án và Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Câu 1 : - Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. - Thể thơ lục bát. Câu 2 : - Kiểu câu cảm thán. - Vì: + Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than. + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do. Câu 3 : Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa: - Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: - Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. - Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu. - Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
  8. *Lưu ý: - Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý. - Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. * Yêu cầu chung: - Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu. - Về kỹ năng: + Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài. + Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. - Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau: + Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử).
  9. + Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác). + Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương. - Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 3) Phần I (5.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: (1) Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. (2) Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (3) Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà
  10. đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. (4) Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Câu 2 : Ghi lại nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh. Câu 3 : Xác định kiểu câu của các câu (1), (2), (4) trong đoạn và cho biết mục đích nói của các câu đó. Câu 4 : Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập - tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) để chia sẻ với bạn bè về khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực. Phần II (5.0 điểm): Kết thúc bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay. Đáp án và Hướng dẫn làm bài Phần I (5.0 điểm): Câu 1 : HS trả lời được:
  11. - Đoạn văn trích từ: “Hịch tướng sĩ”. - Tác giả: Trần Quốc Tuấn. - Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lươc” do chính ông biên soạn. Câu 2 : - Nội dung đoạn văn: Chỉ ra cái hậu quả của giặc ngoại xâm. Câu 3 : - HS xác định đúng kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu được 0.5 điểm. Cụ thể: + Câu 1: Kiểu câu trần thuật; hành động trình bày nhằm phê phán thói hưởng lạc của các tướng sĩ. + Câu 2: Kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả. + Câu 4: Kiểu câu nghi vấn; hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ. Câu 4 : Học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: - Từ tư tưởng của Hịch tướng sĩ để thấy rằng không thể làm nên điều gì lớn lao nếu không có khát vọng. - Nêu ước mơ của cá nhân. - Từ ước mơ bày tỏ được thái độ trách nhiệm. *Hình thức: đoạn văn hướng đến đối tượng bạn bè, đảm bảo độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
  12. Phần II (5.0 điểm): a. Mở bài : Nếu quan niệm của cá nhân về tình yêu quê hương. b. Thân bài : - Giải thích quan niệm tình yêu quê hương của mình; - Biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương. - Trách nhiệm của bản thân. c. Kết bài : Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm đẹp, nâng đỡ tâm hồn con người, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 4) Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau: a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? c) Từ bài thơ Ngắm trăng của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng
  13. ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó. Câu 2 (2 điểm) : Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau: “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1) - Sáng ngày người ta đâm u có đau lắm không? (2) Chị Dậu gạt nước mắt: (3) - Không đau con ạ! (4)”. (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) Câu 3 (1 điểm) : Qua hai câu thơ: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điều phạt trước lo trừ bạo” Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Phần II: Làm văn (5 điểm) Câu 4 : Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu Đáp án và Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1 : Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ) NGẮM TRĂNG Trong tù không rượu cũng không hoa,
  14. Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ) b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ) - Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5 đ) c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ) Câu 2 : - Câu (1): Câu trần thuật (0.5 đ) - Câu (2): Câu nghi vấn (0.5 đ) - Câu (3): Câu trần thuật (0.5 đ) - Câu (4): Câu phủ định (0.5 đ) Câu 3 : Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo. Phần II: Làm văn (5 điểm) Câu 4 : Yêu cầu: *Hình thức, kĩ năng: - Thể loại: Nghị luận chứng minh. - Bố cục phải có đủ 3 phần.
  15. - Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau: + Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh. + Thân bài (3.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và chứng minh hai luận điểm: Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Khi đó tác giả còn rất trẻ. Chứng minh luận điểm 1: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiết (6 câu đầu) Chứng minh luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối). Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ. + Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh tù đày