Bộ 5 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Phần I  

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài 
thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu 
cảm xúc viết về Người.

1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên.

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ 
hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.

3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu 
sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác 
Hồ khi vào lăng viếng Bác.

Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, 
trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch 
dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối)

4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như 
bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã 
học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.

 

pdf 37 trang Ánh Mai 23/02/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_kiem_tra_giua_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người. 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên. 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ. 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối) 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phần II Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 1
  2. “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ” (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên. Phương pháp: căn cứ bài Viếng lăng Bác Cách giải: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: - Trong khổ thơ đầu tác giả đã nhìn thấy từ xa hàng tre ẩn hiện trong sương mù, hàng tre xanh tươi mặc cho “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng, đó cũng là tính chất tốt đẹp loài tre. Hình ảnh cây tre ẩn dụ như muốn nói đến những đức tính của người giản dị, mộc mạc mà thanh cao. Tre cũng thể hiện tinh thần anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam ngàn đời nay. - Trước khi kết thúc bài thơ tác giả cũng mong muốn trở thành cây tre tận trung tận hiếu với Bác với đất nước. Hình ảnh cây tre lúc này lại mang ý nghĩa khác. Tác 3
  4. giả muốn hóa thân thành cây tre ngày ngày che chở, bảo vệ Người an giấc ngàn thu. 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu: - Đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu. - Sử dụng thành phần tình thái và phép nối - Không mắc các lỗi dung từ, đặt câu, chính tả * Gợi ý: - Giới thiệu chung. - Lưu luyến, nhớ thương khi nghĩ về phút giây từ biệt: “Mai về nước mắt” + “miền Nam”: gợi sự chia xa, khoảng cách; gợi tấm lòng, tình cảm của con người miền Nam. 4
  5. + “thương trào nước mắt”: cụ thể hóa nỗi nhớ thương và chiều sâu sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ. - Ước muốn hóa thân để ở lại bên Người: + Điệp từ “muốn làm” tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước. + Chuỗi hình ảnh liệt kê “con chim” “đóa hoa” “cây tre”: có nghĩa thực là cảnh đẹp bên lăng Người; nghĩa ẩn dụ: thể hiện ước muốn góp cuộc đời mình để canh giấc ngủ cho người, bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc, làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang của tâm hồn Việt Nam. 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phương pháp: căn cứ các tác phẩm đã học Cách giải: - Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ông đồ - Vũ Đình Liên - Khi con tu hú – Tố Hữu Phần II 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Cách giải: 5
  6. - Từ ngữ xưng hô: “thầy”, “con”, “ngài”. 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy? Phương pháp: Đọc kĩ câu cuối và đưa ra câu trả lời Cách giải: - Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng, biết ơn của vị danh tướng đối với người thầy cũ. Vị danh tướng giờ đã trở thành người có địa vị, quyền cao chức trọng nhưng vẫn giữ thái độ biết ơn, thành kính đối với người thầy năm xưa. Đó chính là phẩm chất đạo đức cao quý của vị danh tướng. 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vấn đề “tôn sư trọng đạo”. 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người. 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên. 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ. 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối) 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả. Phần II Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 1