Bộ 5 đề thi cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 5. So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam 
có điểm gì khác biệt? 
A. Tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh và tinh thần cách mạng triệt để. 
B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng. 
C. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất. 
D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột. 
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng những nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra 
đi tìm đường cứu nước? 
A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam. 
B. Tác động từ thời đại mới: chủ nghĩa xã hội trở thành một đối trọng của chủ nghĩa tư bản. 
C. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. 
D. Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. 
II. Phần tự luận (7 điểm) 
Câu 1 (3 điểm). Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), ở Việt Nam, thực 
dân Pháp thi hành chính sách gì trên lĩnh vực kinh tế? Những chính sách đó của thực dân Pháp 
tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam? 
Câu 2 (2 điểm). Hãy làm rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng 
dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. 
Câu 3 (2 điểm). Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước, cách 
mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
pdf 23 trang Ánh Mai 25/03/2023 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ 5 ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II CÓ ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 8 ĐỀ SỐ 1: PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI CUỐI HK II - NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Mã đề thi: Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây? A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 2. Ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì, dưới sự lãnh đạo của A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Trịnh Văn Cấn. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 3. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. đòi quyền lợi chính trị. B. thay đổi giờ giấc làm việc. C. đòi quyền lợi kinh tế. D. cải thiện điều kiện sinh hoạt. Câu 4. Một trong những nhân tố khách quan dẫn đến đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). B. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô viết (1917).
  2. C. sự suy yếu của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sự phát triển của phong trào công nhân thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 5. So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt? A. Tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh và tinh thần cách mạng triệt để. B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng. C. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất. D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột. Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng những nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam. B. Tác động từ thời đại mới: chủ nghĩa xã hội trở thành một đối trọng của chủ nghĩa tư bản. C. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. D. Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm). Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách gì trên lĩnh vực kinh tế? Những chính sách đó của thực dân Pháp tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam? Câu 2 (2 điểm). Hãy làm rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Câu 3 (2 điểm). Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm 1-A 2-B 3-C 4-A 5-D 6-B II. Phần tự luận (7 điểm) II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (3,0 điểm)
  3. * Chính sách khai thác kinh tế của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất - Nông nghiệp: + Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền + Duy trì phương thức sản xuất phong kiến (phát canh – thu tô) trong sản xuất nông nghiệp. - Công nghiệp: + Tập trung vốn đầu tư vào các ngành khai thác than và kim loại. + Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của Pháp; đồng thời tận dụng tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu tại chỗ và nhân công Việt Nam. - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam - Phát triển hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. - Tài chính: tăng các thứ thuế cũ, đặt ra nhiều loại thuế mới, * Tác động từ chính sách khai thác của Pháp tới kinh tế Việt Nam - Chuyển biến tích cực: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. + Hình thành các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp mới - Chuyển biến tiêu cực: + Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. + Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. Câu 2 (2,0 điểm)
  4. * Giai cấp địa chủ phong kiến - Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng. - Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện. * Giai cấp nông dân - Nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm. * Giai cấp công nhân - Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc, ); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. * Tầng lớp tiểu tư sản - Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên, ), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. * Tầng lớp tư sản - Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước Câu 3 (2,0 điểm) * Nguyên nhân khách quan - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra khi thực dân Pháp đã ổn định được bộ máy cai trị ở Việt Nam.
  5. BỘ 5 ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II CÓ ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 8 ĐỀ SỐ 1: PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI CUỐI HK II - NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Mã đề thi: Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây? A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 2. Ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì, dưới sự lãnh đạo của A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Trịnh Văn Cấn. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 3. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. đòi quyền lợi chính trị. B. thay đổi giờ giấc làm việc. C. đòi quyền lợi kinh tế. D. cải thiện điều kiện sinh hoạt. Câu 4. Một trong những nhân tố khách quan dẫn đến đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). B. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô viết (1917).