Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Anh
Câu 1. Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng.
B. Vì tài nguyên thiên nhiên là có hạn nếu không sử dụng hợp lý sẽ bị cạn kiệt.
C. Vì tài nguyên thiên nhiên rất đắt không thể mua được.
D. Vì con người không thể giàu có được nếu không có tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. Trong giờ học của tiết địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao?
A. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn.
B. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc.
C. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình.
D. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh.
Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải
A. Gió chiều nào, che chiều ấy cố gắng không làm mất lòng ai.
B. Luôn lắng nghe ý kiến của người khác.
C. Bực tức phê phán những người không cùng quan điểm.
D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Câu 4. Trong một cuộc giao lưu về văn hóa giữa các quốc gia trong ASEAN, khi được hỏi về văn hóa của Lào, Lâm liền nói: “ Ở Lào, chẳng có nét văn hóa gì đáng để học hỏi cả”. Nếu là bạn của Lâm em sẽ làm gì?
A. Lờ đi và coi như không nghe thấy gì vì đó không phải là chuyện của mình.
B. Đồng tình với suy nghĩ của Lâm vì thấy nó đúng.
C. Không đồng tình với suy nghĩ của Lâm vì đó là suy nghĩ hạn hẹp và nông cạn.
D. Phân tích cho Lâm hiểu suy nghĩ như vậy là không đúng, dân tọc nào cũng có những nét đặc sắc về văn hoá mà chúng ta cần phải học tập.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_na.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Anh
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân lớp 8 Năm học : 2023-2024 I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – YÊU CẦU 1.Trọng tâm kiến thức Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 2. Yêu cầu: - Nắm được nội dung chính của bài học: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện - Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP A. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên? A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng. B. Vì tài nguyên thiên nhiên là có hạn nếu không sử dụng hợp lý sẽ bị cạn kiệt. C. Vì tài nguyên thiên nhiên rất đắt không thể mua được. D. Vì con người không thể giàu có được nếu không có tài nguyên thiên nhiên. Câu 2. Trong giờ học của tiết địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao? A. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn. B. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc. C. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình. D. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh. Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải A. Gió chiều nào, che chiều ấy cố gắng không làm mất lòng ai. B. Luôn lắng nghe ý kiến của người khác. C. Bực tức phê phán những người không cùng quan điểm. D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. Câu 4. Trong một cuộc giao lưu về văn hóa giữa các quốc gia trong ASEAN, khi được hỏi về văn hóa của Lào, Lâm liền nói: “ Ở Lào, chẳng có nét văn hóa gì đáng để học hỏi cả”. Nếu là bạn của Lâm em sẽ làm gì? A. Lờ đi và coi như không nghe thấy gì vì đó không phải là chuyện của mình. B. Đồng tình với suy nghĩ của Lâm vì thấy nó đúng. C. Không đồng tình với suy nghĩ của Lâm vì đó là suy nghĩ hạn hẹp và nông cạn. D. Phân tích cho Lâm hiểu suy nghĩ như vậy là không đúng, dân tọc nào cũng có những nét đặc sắc về văn hoá mà chúng ta cần phải học tập. Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Cần học tâp văn hoá nước ngoài và áp dụng vào nước ta một cách triệt để. B. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập. C. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
- D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài. Câu 6. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? A. Là nguồn cung cấp lương thực duy nhất cho con người. B. Là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. C. Là nơi sinh sống duy nhất của các loài động vật. D. Là nơi sản sinh ra nguồn nước và không khí cho con người. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động? A. Vung gieo hạt bằng tay. B. Sáng tạo ra máy phay ruộng. C. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay. D. Gánh nước tưới cho cây trồng. Câu 8. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Là tôn trọng những thành tựu kinh tế của dân tộc đó. B. Là tôn trọng những người đứng đầu của dân tộc đó. C. Là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc đó . D. Là tôn trọng nhưng tinh hoa nổi bật trong ẩm thực và văn hoá của dân tộc đó. Câu 9. Thế nào là lao động sáng tạo? A. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động B. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc C. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động D. Không bỏ cuộc khi có khó khăn Câu 10. Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải? A. Không tùy tiện đổ oan cho người khác. B. Chép phao trong kì thi. C. Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa. D. Chăm chỉ ôn bài cho bài kiếm tra. Câu 11. Trong một chương trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, để thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc các bạn trong lớp đã thống nhất mặc áo dài. Tuy nhiên gần đến giờ giao lưu, Lan xuất hiện với bộ trang phục rất phản cảm có ơi hướng giống phong cách nước ngoài. Nếu là bạn của Lan trong tình huống này em sẽ làm gì ? A. Ủng hộ việc làm của Lan vì cảm thấy bộ trang phục đó rất hợp thời trang. B. Mặc kệ không quan tâm vì đó là sự lựa chọn của Lan. C. Khuyên bảo nhắc nhở và phân tích cho Lan hiểu hành động của Lan là không đúng. D. Im lặng coi như không biết gì về hành động của Lan. Câu 12. Nhóm của Lan được giao chế tạo robot trong cuộc thi lần tới tại trường. Sau lần thất bại đầu tiên, nhóm bạn tiếp tục nghiên cứu sửa những lỗi sai của lần thử đầu tiên và cải tiến cho robot có thể di chuyển nhịp nhàng hơn. Sau tổng cộng 3 lần thực hiện, cuối cùng nhóm của Lan đã cho ra đời chú robot đơn giản có thể mang vác các đồ vật một cách linh hoạt. Theo em nhóm Lan có thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong học tập không? A. Không. Vì đó không phải thành quả của cá nhân làm ra. B. Có. Vì các bạn đã chế tạo thành công một chú robot thông minh. C. Không. Vì thời gian các bạn bỏ ra làm sản phẩm quá lâu. D. Có. Vì sau thất bại các bạn không dừng lại mà còn cố gắng cải tiến để đạt được kết quả cuối cùng. Câu 13. Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? A. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn.
- B. Giúp chúng ta có đươc địa vị cao trong xã hội . C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động. D. Giúp chúng ta không bị thua thiệt so với bạn bè. Câu 14. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới? A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy. B. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng. C. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài. D. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp tăng cường tình hữu nghị. Câu 15. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện không biết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc. B. Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp trồng và cải tạo rừng. C. Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước. D. Nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải. Câu 16. Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động? A. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. B. Chăm làm là đống vàng mười/ Ai chăm gánh nặng, ai lười trắng tay. C. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. D. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh. Câu 17. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về tài nguyên thiên nhiên? A. Sử dụng tiết kiệm điện nước là trách nhiệm của mọi công dân. B. Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Công dân cần lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. D. Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm được pháp luật cho phép. Câu 18. Câu ca dao “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”nói về điều gì? A. Tương thân tương ái. B. Tôn trọng lẽ phải. C. Đạo lí nhân nghĩa. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 19. Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải? A. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp. B. Vì biết tôn trọng lẽ phải sẽ giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn. C. Vì biết tôn trọng lẽ phải sẽ giúp chúng ta dễ dàng thăng tiến trong cuộc sống. D. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp. Câu 20. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện là một người cần cù trong lao động? A. Chỉ làm những việc mình được giao B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc C. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác B. Câu hỏi tự luận Câu 1. Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? Ý nghĩa của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? Câu 2. Những hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? Câu 3. Thế nào là lao động cần cù, lao động sáng tạo? Em hãy nêu những hành vi, việc làm thể hiện lao động cần cù, lao động sáng tạo?
- Câu 4. Thế nào là lẽ phải, bảo vệ lẽ phải? Vai trò của lẽ phải trong cuộc sống? Câu 5. Thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên? Vai trò củ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 6. Nêu những hành vi, việc làm thể hiện biết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 7. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao? Câu 8. Cho tình huống sau: Quê nội của Hùng ở một xã thuộc huyện T. Trước đây mỗi lần về thăm quê, Hùng rất thích thú, cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan thẳng vút soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm Bây giờ, về thăm quê nhất là vào những tháng hè, Hùng thấy ngột ngạt vì quê không còn nhiều bóng cây xanh. Đường làng láng xi măng làm hơi nóng bốc lên hầm hập. Hùng có kiến nghị với bác trưởng thôn về việc trồng thêm cây xanh để lấy bóng mát, nhưng bị bác gạt đi và cho rằng nếu trồng cây con đường sẽ giống trước đây như vậy không thể hiện được sự đổi mới của quê hương. a. Em có đồng tình với suy nghĩ của bác trưởng thôn không? Vì sao? b. Nếu em là người lãnh đạo của xã, em sẽ làm thế nào để vừa xây dựng nông thôn hiện đại vừa giữ được môi trường xanh, mát? Câu 9. Bố con ông Quốc là thợ sửa xe đạp, xe máy. Mỗi khi có chậu nước bẩn, đầy dầu mỡ là ông Quốc lại đổ ngay xuống dòng sông bên cạnh. Đôi lần, Hoàng nói với bố là không nên đổ nước như thế, vì sẽ gây ô nhiễm dòng sông quê mình. Ông Quốc nói: “Sông chảy liên tục thế, đổ nước bẩn xuống sông là nó lại trôi đi ngay thôi, sao mà ô nhiễm được !”. a. Em đồng ý với ý kiến của ai trong hai ý kiến trên ? Giải thích vì sao? b. Nếu là người thân của gia đình ông Quốc em sẽ làm gì? Câu 10. Cho tình huống sau: Thương và Huyền dạo chơi trong công viên,. Nhai xong kẹo cao su, Huyền tiện tay vứt xuống thảm cỏ bên cạnh lối đi, thấy vậy Thương nhắc bạn nhặt lên và vứt vào thùng rác để góp phần bảo vệ môi trường. Hyền liền gạt đi và bảo : “ Cậu làm gì mà nghiêm trọng thế, một mẩu kẹo cao su có đang gì đâu. Hơn nữa, đâu chỉ mình tớ, mọi người vẫn thường vứt rác ở công viên kia mà”. a.Ý kiến của Huyền là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là Thương em sẽ giải thích như thế nào cho Huyền hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ? Câu 11. Cho tình huống sau: Làng X có nghề truyền thống làm nước mắm. Bên cạnh những hộ gia đình tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, cũng có những hộ không thực hiện nghiêm việc thu gom, xử lý nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là gia đình ông Tú và những hộ gia đình gàn nhà ông thường xuyên đổ trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống sông khiến một đoạn sông bốc mùi hôi nồng nặc nhất là những ngày hè. a.Việc làm của ông Tú và các hộ gia đình đó là đúng hay sai ? Giải thích vì sao? b. Nếu là lãnh đạo của làng X em sẽ làm gì? BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người lập Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Lan Anh