Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Quý Đôn
Câu 1. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau?
A. Trung thực. B. Thật thà. C. Liêm khiết. D. Tự trọng.
Câu 2. Quyền định đoạt tài sản của công dân là
A. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ,….
B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
C. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
D. quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
Câu 3. Em nhìn thấy một bạn vẽ bẩn lên tường lớp học, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Coi như không nhìn thấy. B. Bảo bạn không được làm bẩn tường.
C. Vẽ cùng bạn. D. Đánh bạn vì vẽ bẩn tường.
Câu 4. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là gì?
A. Lợi ích của tập thể. B. Lợi ích của nhà nước.
C. Lợi ích công cộng. D. Lợi ích của gia đình.
Câu 5. Em không ủng hộ việc làm nào sau đây?
A. Không vứt rác bừa bãi. B. Tiết kiệm nước.
C. Không tắt quạt khi tan học. D. Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào dưới đây?
A. Quyền đem tặng, cho người khác.B. Quyền sử dụng định đoạt tài sản.
C. Quyền chiếm hữu đối với tài sản. D. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
Câu 7. Đối với tài sản người khác chúng ta cần làm gì?
A. Tôn trọng tài sản người khác. B. Không tham lam trộm cắp.
C. Sống ngay thẳng, thật thà. D. Đăng ký quyền sở hữu.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_n.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Quý Đôn
- MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Chủ đề: Các quyền cơ bản của công dân. 2. Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 3. Bài 19: Quyền tự do ngôn luận. * Yêu cầu: - Học sinh nắm được kiến thức phần nội dung bài học. - Xem lại phần bài tập, luyện tập trong SGK. B. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MINH HỌA: I. Trắc nghiệm Câu 1. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau? A. Trung thực. B. Thật thà. C. Liêm khiết. D. Tự trọng. Câu 2. Quyền định đoạt tài sản của công dân là A. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ, . B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. C. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. D. quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp. Câu 3. Em nhìn thấy một bạn vẽ bẩn lên tường lớp học, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Coi như không nhìn thấy. B. Bảo bạn không được làm bẩn tường. C. Vẽ cùng bạn. D. Đánh bạn vì vẽ bẩn tường. Câu 4. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là gì? A. Lợi ích của tập thể. B. Lợi ích của nhà nước. C. Lợi ích công cộng. D. Lợi ích của gia đình. Câu 5. Em không ủng hộ việc làm nào sau đây? A. Không vứt rác bừa bãi. B. Tiết kiệm nước. C. Không tắt quạt khi tan học. D. Vệ sinh lớp học sạch sẽ. Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào dưới đây? A. Quyền đem tặng, cho người khác. B. Quyền sử dụng định đoạt tài sản. C. Quyền chiếm hữu đối với tài sản. D. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Câu 7. Đối với tài sản người khác chúng ta cần làm gì? A. Tôn trọng tài sản người khác. B. Không tham lam trộm cắp. C. Sống ngay thẳng, thật thà. D. Đăng ký quyền sở hữu. Câu 8. Công dân có quyền sở hữu nào dưới đây? A. Thu nhập hợp pháp.
- B. Nhà ở, của cải để dành. C. Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. D. Thu nhập hợp pháp, nhà ở, của cải, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. Câu 9. Việc ông A cho con gái thừa kế một mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 10. Tài sản nào dưới đây do Nhà nước quản lí? A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp. B. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng. C. Phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. D. Phần vốn do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước. Câu 11. Trường hợp nào sau đây công dân được sử dụng quyền tố cáo? A. Ông A làm nhà lấn sang đất nhà ông B. B. Công nhân bị trả lương không đúng theo hợp đồng lao động. C. Phát hiện một cơ sở sản xuất làm hàng giả. D. Cơ sở sản xuất bị đánh thuế cao hơn quy định. Câu 12. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc A. khiếu nại trực tiếp. B. thư khiếu nại. C. văn bản khiếu nại. D. công văn khiếu nại. Câu 13. Chị A bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do. Chị A được thực hiện quyền nào trong các quyền sau đây? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân. D. Quyền bảo vệ tài sản nhà nước. Câu 14. Công dân có quyền khiếu nại khi nào? A. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân. B. Biết về sự việc vi phạm pháp luật của một cá nhân. C. Bản thân bị kỉ luật oan. D. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật của một tổ chức. Câu 15. Đối tượng nào dưới đây được thực hiện quyền khiếu nại? A. Mọi công dân. B. Cơ quan Nhà nước. C. Người bị thiệt hại. D. Người bị thiệt hại, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước. Câu 16. Việc làm nào được pháp luật nhà nước ta quy định trong quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ. B. Trong các cuộc họp cơ sở, địa phương bàn vể những vấn đề chung của xã hội.
- C. Xuyên tạc công cuộc đổi mới đất nước qua báo chí. D. Phát biểu linh tinh trong các cuộc họp. Câu 17. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế tài sản. B. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri. C. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân. D. Khiếu nại với cơ quan nhà nước về việc gia đình mình bị hàng xóm xâm lấn đất đai. Câu 18. Tìm từ còn thiếu để điền vào chỗ ( ): “Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được .đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội”. A. tham gia bàn bạc, thảo luận. B. cung cấp thông tin. C. nói những điều mình thích. D. báo cáo. Câu 19. Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 20. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào sau đây? A. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tố cáo. Câu 21. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào? A. Chương I. B. Chương II. C. Chương III. D. Chương IV. Câu 22. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948. Câu 23. Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi. Câu 24. Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Chấp nhận nghỉ việc. D. Đe dọa Giám đốc. Câu 25. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là gì? A. Phá hoại lợi ích công cộng. B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
- C. Phá hoại tài sản. D. Phá hoại lợi ích. Câu 26. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là gì? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Quyền tranh chấp. Câu 27. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 28. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là gì? A. Quyền định đoạt. B. Quyền khai thác. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 29. Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong luật nào? A. Luật hành chính. B. Luật dân sự. C. Luật kinh tế. D. Luật hình sự. Câu 30. Hiến pháp do cơ quan nào của Nhà nước xây dựng? A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng Bí thư. D. Chính phủ. II. Tự luận Câu 1. Khi phát hiện thấy chủ tịch UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị H vượt quá thẩm quyền, ông A (hàng xóm của chị H) có quyền khiếu nại để giúp chị H giành lại công bằng không? Vì sao? Câu 2. Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn N cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận. a. Em có đồng ý với quan điểm của bạn N hay không? Vì sao? b. Nếu em là bạn N em sẽ làm gì? Câu 3. Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?