Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Quý Đôn
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc - Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có……”
(Trích Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1: Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể loại ấy?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 4: Hãy giải thích từ “nhân nghĩa”?
Câu 5: Qua hai câu : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Quý Đôn
- MÔN NGỮ VĂN A. NỘI DUNG: PHẦN I. VĂN BẢN: Học sinh ôn tập các văn bản: Thể loại TT Tên văn bản 1. Tức cảnh Pác Bó Thơ Hồ Chí Minh 2. Ngắm trăng 3. Đi đường 4. Chiếu dời đô Văn nghị luận trung 5. Hịch tướng sĩ đại Việt Nam 6. Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo) 7. Bàn luận về phép học ( Luận học pháp) STT Tác phẩm- tác Hoàn cảnh sáng Thể loại/ Giá trị Đặc sắc giả tác thể thơ) nội dung nghệ thuật HS vẽ sơ đồ tư duy hoặc làm đề cương theo bảng. PHẦN II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập toàn bộ các kiến thức tiếng Việt trong chương trình và các dạng bài tập liên quan. Nội dung TT Tên bài 1. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói Ngữ pháp 2. Lựa chọn trật tự từ trong câu Hoạt động 3. Hành động nói giao tiếp 4. Hội thoại Biện pháp tu từ 5. Nói quá, nói giảm nói tránh, so sánh, nhân hóa,
- ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ HS hệ thống hoá KT theo bảng sau: STT Đơn vị kiến thức Khái niệm (đặc điểm) Phân loại Tác dụng PHẦN III. TẬP LÀM VĂN: - Ôn tập văn nghị luận ( nghị luận văn học và nghị luận xã hội) B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc - Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có ” (Trích Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1: Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể loại ấy? Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4: Hãy giải thích từ “nhân nghĩa”? Câu 5: Qua hai câu : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm giận chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.” Câu 1: Đoạn văn trên gồm mấy câu, mỗi câu thực hiện hành động nói nào? Câu 2: Chỉ ra những động từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng? Câu 3: Theo em có thể thay các từ “quên” bằng “không”, “chưa” bằng “chẳng” được không? Vì sao? Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận về tình cảm của vị chủ tướng trong đoạn văn trên? Có sử dụng một câu nghi vấn và gạch chân? Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi? Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ? Câu 3: Chọn và giải thích hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên.
- Câu 4: Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời.”. Trong đoạn sử dụng 1 câu trần thuật, gạch chân, chú thích rõ. Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định thể loại văn bản. Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên. Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì? Câu 5. Hãy viết đoạn văn khoảng ¾ trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc tự học. Bài 5: Cho câu thơ: "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa" (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào? Câu 3: Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong bài thơ em vừa chép. Câu 4: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết tác dụng của câu nghi vấn đó. Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích hai câu thơ cuối bài thơ em vừa chép. Trong đoạn sử dụng 1 câu phủ định, 1 thán từ ( gạch chân chỉ rõ). Bài 6: Cho câu thơ:
- “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” Câu 1: Chép tiếp câu thơ trên để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh. Câu 2: Nêu và giải thích tên nhan đề tiếng Hán của bài thơ trên. Câu 3: Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thực hiện hành động nói nào? Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 5: Bài thơ em vừa chép có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa được tác giả sử dụng trong bài thơ bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.