Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử & Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)

I. Câu hỏi trắc nghiệm (Một số câu hỏi tham khảo)

Câu 1. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là

A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.

B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điếm ở In-đô-nê-xi-a.

C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện.

D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm.

Câu 2. Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á?

A. Chia đất nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau.

B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị.

C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.

D. Xây dựng bộ máy quản lí từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành.

Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?

A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành.

B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương.

C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.

D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.

Câu 4. Ai là người có công lập ra dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) vào năm 1653?

A. Chúa Nguyễn Hoàng. B. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

C. Chúa Nguyễn Phúc Tần. D. Chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Câu 5. Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam – Bắc triều là

A. đất nước bị chia cắt.

B. một vùng đất rộng lớn bị biến thành chiến trường.

C. sản xuất bị đình trệ.

D. đời sống nhân dân đói khổ.

docx 5 trang Lưu Chiến 03/07/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử & Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_lich_su_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử & Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần Lịch sử Học sinh ôn lại nội dung kiến thức các bài sau: - Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. - Bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn. - Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. II. Phần Địa lí Bài 3 Khoáng sản Việt Nam Bài 4 Khí hậu Việt Nam B. CẤU TRÚC ĐỀ THI - 50% trắc nghiệm (28 câu) + 50% tự luận. C. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP I. Câu hỏi trắc nghiệm (Một số câu hỏi tham khảo) Câu 1. Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca. B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điếm ở In-đô-nê-xi-a. C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện. D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm. Câu 2. Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á? A. Chia đất nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau. B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị. C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu. D. Xây dựng bộ máy quản lí từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành. Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc? A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành. B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương. C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi. D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch. Câu 4. Ai là người có công lập ra dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) vào năm 1653? A. Chúa Nguyễn Hoàng. B. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. C. Chúa Nguyễn Phúc Tần. D. Chúa Nguyễn Phúc Ánh. Câu 5. Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam – Bắc triều là A. đất nước bị chia cắt. B. một vùng đất rộng lớn bị biến thành chiến trường. C. sản xuất bị đình trệ. D. đời sống nhân dân đói khổ. Câu 6. Loại khoáng sản nào sau đây không phổ biến ở Việt Nam? A. Dầu mỏ. C. Kim cương. B. Than. D. Đồng. Câu 7. Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là A. Đá vôi, mỏ sắt, than, chì. C. Mỏ sắt, than, vàng, dầu mỏ. B. Than, dầu mỏ, khí đốt. D. Bôxit, apatit, đồng, chì.
  2. Câu 8. Ở Việt Nam, đá vôi được phân bố chủ yếu tại khu vực nào? A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên. C. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. D. Vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 9. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây? A. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. B. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Câu 10. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua yếu tố nào sau đây? A. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%. B. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước lớn hơn 20oC. C. Lượng mưa lớn, dao động từ 1500 – 2000 mm/ năm. D. Chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa. II. Câu hỏi tự luận Câu 1. Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam-Bắc triều, Trịnh - Nguyễn. Câu 2. “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” Hai câu ca dao trên cho em biết Lũy Thầy có vai trò như thế nào trong thế kỉ XVII? Câu 3. Nêu ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVI – XVIII. Từ đó, nêu trách nhiệm của cá nhân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Câu 4. Nêu đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam. Câu 5. Trình bày vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. Câu 6. Tại sao nói khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Ban Giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh Bùi Thị Thứ
  3. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 8 I. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C C C A C B D A B II. Câu hỏi tự luận Câu 1. - Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều: + Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê. + Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc). => Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An. - Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn: + Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. + Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. + Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh. => Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627, kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt. Câu 2. Lũy Thầy (hay luỹ Đào Duy Từ - gọi theo tên của nhà quân sự tài ba đã chỉ huy xây dựng) là thành luỹ được xây dựng kiên cố, giúp chúa Nguyễn chống lại các cuộc tấn công của chúa Trịnh. - Hiện nay, một phần dấu vết còn lại ở Luỹ Thầy (Quảng Bình) là minh chứng cho một thời kì lịch sử của dân tộc. Dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”. Câu 3. - Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa. - Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. - Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, thực thi chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII. => Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. * Trách nhiệm của cá nhân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. - Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng những hình thức khác nhau như: tổ chức các cuộc triển lãm
  4. tranh về chủ đề biển đảo, tham gia tình nguyện vào các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng Câu 4. - Khoáng sản Việt Nam đa dạng với hơn 60 loại khoáng sàn khác nhau như: năng lượng, kim loại, thiếc, ti-tan, vàng, phi kim loại. - Phần lớn mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ, gây khó khăn cho khai thác và quản lí tài nguyên. - Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi, tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên do địa vị đặc biệt và lịch sử phát triển địa chất. - Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, như vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, dây Trường Sơn, - Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng, Câu 5. - Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, gồm khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim loại. Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xit, đảm bảo an ninh năng lượng. - Nhiều mỏ khoáng sản được khai thác, tuy nhiên, khai thác còn chưa hợp lí, công nghệ lạc hậu, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức, cần sử dụng hợp lí tài nguyên để phát triển bền vững. - Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản: + Điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến với giảm thiểu tác động môi trường. + Đầu tư hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. + Phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản và hạn chế xuất khẩu khoảng sản. + Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoảng sản. + Tuyên truyền pháp luật về khai thác và sử dụng khoáng sản. Câu 6. a) Tính chất nhiệt đới + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. + Tổng lượng bức xạ nhận được lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm). + Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm. b) Tính chất ẩm Độ ẩm không khí trung bình trên 80% và lượng mưa trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm là đặc điểm về khí hậu của nước ta. c) Tính chất gió mùa Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. - Gió mùa đông: Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô. - Gió mùa hạ: Chủ yếu có hướng tây nam. Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, thời tiết khô nóng ở phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc. Bão kèm theo mưa lớn là hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này. Ban Giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh Bùi Thị Thứ