Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thanh Bình

Câu 1: Nguyên nhân nào dưới dây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

A. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và diện tích rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên.

B. Trung Quốc có chế độ phong kiến mục nát nhưng đông dân, giàu tài nguyên, diện tích

rộng lớn.

C. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ nhưng chế độ phong kiến mục nát.

D. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ; có diện tích rộng lớn, đông dân,

giàu tài nguyên nhưng chế độ phong kiến mục nát.

Câu 2: Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

A. Vua Quang Tự.

B. Khang Hữu Vi.

C. Tôn Trung Sơn.

D. Lương Khải Siêu.

Câu 3: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì?

A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 4: Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 5: Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc đia của Pháp?

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.

D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây

pdf 4 trang Lưu Chiến 15/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thanh Bình

  1. UBNN QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học: 2021 -2022 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: HS ôn tập nội dung kiến thức các bài 10,11,12,13,15,16. Cụ thể: 1. Bài 10 - Tình hình Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Cách mạng Tân Hợi (Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc cách mạng). 2. Bài 11 - Nguyên nhân khiến chủ nghĩa thực dân quyết định tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á. - Trình bày một số phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổi bật của nhân dân các nước Đông Nam Á. 3. Bài 12 - Trình bày bối cảnh nước Nhật trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Trình bày những cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự của cuộc Duy tân Minh Trị với nước Nhật. - Trình bày quá trình Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. 4. Bài 13 - Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trình bày 2 giai đoạn chính của chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. 5. Bài 15 - Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng. - Nêu diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. 6. Bài 16 - Trình bày nội dung của chính sách kinh tế mới. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ Câu 1: Nguyên nhân nào dưới dây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? A. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và diện tích rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên. B. Trung Quốc có chế độ phong kiến mục nát nhưng đông dân, giàu tài nguyên, diện tích rộng lớn. C. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ nhưng chế độ phong kiến mục nát. D. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ; có diện tích rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên nhưng chế độ phong kiến mục nát. Câu 2: Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai? A. Vua Quang Tự. B. Khang Hữu Vi. C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu. Câu 3: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì? A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
  2. B. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Câu 4: Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 5: Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc đia của Pháp? A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây. Câu 6: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo. Câu 7: Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì A. Nhật có chính sách ngoại giao tốt. B. Nhật có nền kinh tế phát triến. C. Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Nhật có chính quyền phong kiến mạnh. Câu 8: Lí do nào cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Xóa bỏ chế độ nông nô. B. Thiên hoàng Minh Trị vẫn còn cai trị. C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền. D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 9: Sau chiến tranh Nga – Nhật, Nhật Bản bước lên địa vị là một A. nước đế quốc hùng mạnh ở Viễn Đông. B. nước đế quốc giàu mạnh ở Viễn Đông. C. cường quốc đế quốc ở Viễn Đông. D. nước tư bản phát triển mạnh. Câu 10: Duyên cớ trực tiếp nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898). B. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902). C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) D. Do Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (28/6/1914). Câu 11: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau, đó là A. khối NATO và khối SEV. B. khối Liên minh và khối Hiệp ước. C. khối SEATO và khối ASEAN. D. khối các nước G7 và khối EU. Câu 12: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa. C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa. D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
  3. Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện mở đầu nào dưới dây? A. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28/7/1914). B. Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914). C. Đức tuyên chiến với Pháp (3/8/1914). D. Anh tuyên chiến với Đức (4/8/1914). Câu 14: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà nước Nga gánh chịu do Chiến tranh đế quốc 1914 – 1918 để lại là gì? A. Kinh tế suy sụp, liên tiếp thua trận. B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định. C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực. D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Câu 15: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa đêm 24/10/1917 là gì? A. Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grat. B. Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grat và bao vây Cung điện Mùa Đông. C. Quân khởi nghĩa bao vây Cung điện Mùa Đông. D. Quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông. Câu 16: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng vô sản. C. Chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Cách mạng dân chủ tư sản. Câu 17: Nhân dân Nga chán ghét Nga hoàng vì A. bóc lột nhân dân thậm tệ. B. đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. C. đánh thuế ruộng đất cao. D. không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội. Câu 18: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới” vào năm 1921? A. Chiến tranh đã phá hoại nặng nền kinh tế. B. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút. C. Nhiều vùng lâm bệnh dịch và nạn đói. D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng. Câu 19: Nội dung của “Chính sách kinh tế mới” về công nghiệp là gì? A. Quốc hữu hóa những xí nghiệp tư nhân. B. Cho phép tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ. C. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh. D. Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. Câu 20: Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là gì? A. Ổn định đời sống nhân dân. B. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh. C. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa. D. Giải quyết hậu quả chiến tranh. BGH duyệt TTCM Giáo viên ra nội dung Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thanh Bình