Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Bài 1: Đọc kĩ văn bản sau:

“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tản văn D. Truyện ngắn

Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì?

A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt.

B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém.

C. Giá trị của vịt và thiên nga.

D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày.

Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào?

A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song song D. Phối hợp

Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “độc nhất vô nhị” là gì?

A. Tâm địa độc ác là duy nhất. B. Sự khác biệt là độc nhất.

C. Sự riêng biệt độc đáo là duy nhất. D. Duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai.

Câu 5. Trong các nhóm từ sau, đâu là nhóm từ Hán Việt?

A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh

C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp. D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt

Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì?

A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả.

B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga.

C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một.

D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon.

Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ B. Đảo ngữ C. Điệp ngữ D. So sánh

docx 9 trang Lưu Chiến 03/07/2024 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 A. KIẾN THỨC: I. ĐỌC HIỂU: 1. Văn bản: a. Văn bản truyện lịch sử: tương đương về đề tài với các văn bản trong SGK. b. Văn bản thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK. c. Văn bản nghị luận: tương đương về đề tài với các văn bản trong SGK. d. Văn bản thơ trào phúng: tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK. 2. Tiếng Việt: - Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Biện pháp đảo ngữ - Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp - Từ, thành ngữ Hán Việt * Yêu cầu: a. Văn bản - Văn bản truyện lịch sử: + Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. + Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Văn bản thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: + Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: Bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối + Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản - Văn bản nghị luận: + Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận diểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận + Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết + Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại
  2. - Văn bản thơ trào phúng: Nhận biết được một số yếu tố của thơ trào phúng: Nét độc đáo của một bài thơ trào phúng thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh cũng như một số thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng. b. Tiếng Việt: - Nhận biết từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội - Nhận biết và nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ - Nhận biết kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp - Nhận biết và giải thích nghĩa của từ Hán Việt, thành ngữ Hán Việt II. VIẾT 1. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật hoặc bài thơ trào phúng). 2. Viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước). B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: PHẦN I: ĐỌC HIỂU Bài 1: Đọc kĩ văn bản sau: “ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”. (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tản văn D. Truyện ngắn Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì? A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt. B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém. C. Giá trị của vịt và thiên nga. D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày.
  3. Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song song D. Phối hợp Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “độc nhất vô nhị” là gì? A. Tâm địa độc ác là duy nhất. B. Sự khác biệt là độc nhất. C. Sự riêng biệt độc đáo là duy nhất. D. Duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai. Câu 5. Trong các nhóm từ sau, đâu là nhóm từ Hán Việt? A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp. D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì? A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Đảo ngữ C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 8. Câu văn “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn? A. Lí lẽ B. Dẫn chứng C. Vừa là lí lẽ vừa là dẫn chứng D. Luận điểm Trả lời các câu hỏi sau: Câu 9. Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản. Câu 10. Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em? Bài 2: Đọc văn bản sau: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan, Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?
  4. A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A. Vui mừng, phấn khởi B. Xót xa, sầu tủi C. Buồn, ngậm ngùi D. Tự trào Câu 4: Bài thơ được sáng tác theo luật thơ nào? A. Luật trắc vần trắc B. Luật bằng vần trắc C. Luật trắc vần bằng D. Luật bằng vần bằng Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà. C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt. D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước. Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D. Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình. B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả. C. Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ. D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu gia đình, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Châm biếm Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng). Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) Bài 3: Đọc văn bản sau: TỰ TRÀO 1 Chẳng phải quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hoá ra đần. Hầu con chè rượu ngày sai vặt, Lương vợ ngô khoai tháng phát dần. Có lúc vểnh râu vai phụ lão, Cũng khi lên mặt dáng văn thân. Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ? Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
  5. (Trần Tế Xương, In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, 2010) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể loại thơ nào? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 2. Bài thơ được sáng tác theo luật thơ nào? A. Luật bằng vần bằng. B. Luật trắc vần bằng. C. Luật bằng vần trắc. D. Luật trắc vần trắc. Câu 3: Những câu thơ nào đã phác hoạ bức chân dung của tác giả? A. 2 câu thơ đầu. B. 4 câu thơ đầu. C. 6 câu thơ đầu. D. 7 câu thơ đầu. Câu 4: Đâu không phải là bức chân dung tự hoạ của tác giả qua bài thơ trên? A. Làm quan to trong triều đình. B. Cho mình là ngu dốt, ngẩn ngơ. C. Cho rằng mình không ăn thua với đời. D. Cho rằng mình ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề. Câu 5: Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? A. Lối nói ẩn dụ. B. Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai. C. Cách chơi chữ sâu cay. D. Dùng cách nói quá để đả kích. Câu 6: Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. ngẩn ngẩn B. ngơ ngơ C. văn thân D. ngô khoai Câu 7: Câu thơ thứ 7 trong bài thơ trên thuộc kiểu câu gì? A. Câu trần thuật B. Câu cảm thán C. Câu nghi vấn D. Câu cầu khiến Câu 8. Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Bức chân dung tự hoạ của nhà thơ. B. Đề cao tài năng của bản thân. C. Sự đổi thay của xã hội. D. Bức chân dung tự hoạ của nhà thơ qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của tác giả. Câu 9. Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ? Câu 10. Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Đề 1: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng mà em thích nhất. Đề 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ban giám hiệu Tổ, nhóm chuyên môn Người lập
  6. Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thuỷ Chu Huyền Thương UBND QUẬN LONG BIÊN GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS GIA QUẤT NGỮ VĂN 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Bài 1: Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 B 2 A 3 B 4 D 5 B 6 A 7 C 8 B 9 - Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi: Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó. 10 HS nêu được Em nhận ra giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì? Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn? Bài 2: Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 B 2 B 3 C 4 D 5 A 6 A 7 C 8 B 9 Giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt trong bài thơ: – Yếu tố từ Hán Việt trong bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan.
  7. – Điều đáng nói ở đây không phải là sự xuất hiện nhiều từ Hán Việt trong bài thơ một cách điêu luyện đã làm nên giá trị nghệ thuật đích thực cho toàn thi phẩm, gợi cho thi phẩm vẻ đẹp của sự tao nhã, đài các, thanh cao. 10 – Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. – Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. – Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống. Bài 3: Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 C 2 B 3 C 4 A 5 B 6 C 7 C 8 D 9 - Hai câu thơ cuối thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự hoạ chính mình. Đặc biệt, đó còn là những sự đổi thay, biến chuyển của đời sống xã hội lúc bấy giờ, xã hội phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. - Nhà thơ là một người có tinh thần lạc quan, đứng về phía dân nghèo 10 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Đề 1: a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích tác phẩm VH - Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. - Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận văn học. - Trình bày, phân tích rõ các khía cạnh của vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề:
  8. c. - Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. - Trình bày được quan điểm, ý kiến (tán thành) của người viết về giá trị đặc sắc của TPVH. 1. Mở bài Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có). 2. Thân bài Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày thân bài theo một hệ thống ý tương đương. - Phương án 1: • Ý 1: Câu thơ thứ (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng) • Ý 2: Câu thơ thứ (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng) •Ý - Phương án 2: • Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (đối tượng trào phúng, lí do khiến đối tượng bị phê phán ) • Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng ) 3. Kết bài Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ. Đề 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một vấn đề đời sống - Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận xã hội. - Trình bày, phân tích rõ các khía cạnh của vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề: c. - Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. - Trình bày được quan điểm, ý kiến (tán thành) của người viết về vấn đề. 1. Mở bài: - Nêu vấn đề: Dẫn dắt đến vấn đề sự trong sáng của tiếng Việt - Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề với thế hệ học sinh – mầm non tương lai của đất nước có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt 2. Thân bài: a. Giải thích thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt b. Ý nghĩa to lớn của Tiếng Việt với mỗi con người và với mỗi HS c. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của TV? d. Thực tế vấn đề HS trong việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt. e. Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
  9. g. Mở rộng vấn đề 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ bản thân d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ. Ban giám hiệu Tổ, nhóm chuyên môn Người lập Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thuỷ Chu Huyền Thương