Đề cương ôn tập cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)
Câu 1. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. thiên tai B. tác động của con người C. chiến tranh D. đốt rừng
Câu 2. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái nào?
A. Rừng thưa rụng lá B. Rừng tre nứa
C. Rừng ngập mặn D. Rừng kín thường xanh.
Câu 3. Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là:
A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ.
B. bảo vệ nguồn nước ngầm.
C. phát triển du lịch sinh thái.
D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
Câu 4. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái:
A. hệ sinh thái nông nghiệp B. hệ sinh thái tự nhiên
C. hệ sinh thái nguyên sinh D. hệ sinh thái công nghiệp
*Câu 5. Biển Đông có diện tích là bao nhiêu?
A. Khoảng 1.1 triệu km2 B. Khoảng 3,44 triệu km2
C. Khoảng 6 triệu km2 D. Khoảng 20 triệu km2
*Câu 6. Sử dụng Atlát địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
A. Trung Quốc B. Myanmar C. Philippines D. Brunei
Câu 7. Sử dụng Atlát địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là:
A. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_8_nam_h.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Thị Trúc (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1- Kiến thức: Kiểm tra lại các đơn vị kiến thức đã học: - Chủ đề 1: Sinh vật Việt Nam: sự đa dạng và vai trò của sinh vật nước ta - Chủ đề 2: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - Chủ đề 3: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam - Chủ đề 4: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông ( Chủ đề chung 2) 2. Năng lực: - Năng lực phân tích về các mối quan hệ địa lý: Giữa điều kiện tự nhiên với nhau, điều kiện tự nhiên và phát triển các ngành kinh tế - Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng sơ đồ, khai thác Atlat Địa Lý VN - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn B. CẤU TRÚC 1- Câu hỏi tự luận: câu 2- Câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu 3- Thực hành: vẽ, nhận xét,phân tích, biểu đồ, bảng số liệu, khai thác Atlat Địa Lý VN C. NỘI DUNG CỤ THỂ I- TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do: A. thiên tai B. tác động của con người C. chiến tranh D. đốt rừng Câu 2. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái nào? A. Rừng thưa rụng lá B. Rừng tre nứa C. Rừng ngập mặn D. Rừng kín thường xanh. Câu 3. Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là: A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ. B. bảo vệ nguồn nước ngầm. C. phát triển du lịch sinh thái. D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên. Câu 4. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái: A. hệ sinh thái nông nghiệp B. hệ sinh thái tự nhiên C. hệ sinh thái nguyên sinh D. hệ sinh thái công nghiệp *Câu 5. Biển Đông có diện tích là bao nhiêu? A. Khoảng 1.1 triệu km2 B. Khoảng 3,44 triệu km2 C. Khoảng 6 triệu km2 D. Khoảng 20 triệu km2 *Câu 6. Sử dụng Atlát địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam? A. Trung Quốc B. Myanmar C. Philippines D. Brunei Câu 7. Sử dụng Atlát địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là: A. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
- C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh Câu 8. Thứ tự các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta bao gồm: A. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và các đảo. B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. C. Vùng nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. D. Vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. *Câu 9. Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm của nước ta là bao nhiêu? A. Trên 23°C. B. Trên 25°C. C. Trên 26°C. D. Trên 28°C *Câu10. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta? A. Có độ sâu trung bình, độ mặn rất cao. B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài. C. Nhiều tài nguyên khoáng sản và thủy sản. D. Có đầy đủ các loài sinh vật nhiệt đới, ôn đới. Câu 11. Tài nguyên nào được coi là vô tận của vùng biển nước ta? A. titan. B. muối C. dầu mỏ D. khí tự nhiên. Câu 12. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân ven biển là: A. Tài nguyên du lịch biển. B. Tài nguyên khoáng sản. C. Tài nguyên hải sản. D. Tài nguyên điện gió. Câu 13. Trên biển Đông có các dòng biển chảy theo mùa với các hướng: A. Đông Bắc - Tây Nam vào mùa đông và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa hạ B. Tây Bắc - Đông Nam vào mùa đông và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa hạ C. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa hạ và Tây Bắc - Đông Nam vào mùa đông D. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa đông và Tây Bắc - Đông Nam vào mùa hạ *Câu 14. Nguyên nhân chính làm cho sinh vật biển nước ta ngày càng bị suy giảm là do: A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. B. khai thác quá mức. C. thiên tai gia tăng. D. tăng cường xuất khẩu hải sản. Câu 15. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là: A. thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải biển. B. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. C. tài nguyên hải sản phong phú. D. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. II- TỰ LUẬN Câu 1. Em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu ở vùng biển đảo nước ta. Câu 2. Những hành động và việc làm của học sinh để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển đảo? Là một công dân Việt Nam, em đã có những suy nghĩ và việc làm thiết thực nào phù hợp với tuổi học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta? Câu 3. Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta
- II- TỰ LUẬN Câu 1- Em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu ở vùng biển đảo nước ta. * Đặc điểm địa hình: - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, - Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. - Địa hình đảo: + Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang, Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng), + Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ. + Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô. * Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C và thay đổi theo mùa. + Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch; + Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc. + Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền. - Hướng gió thay đổi theo mùa: + Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; + Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế. + Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. - Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn. - Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam. Câu 2. Những hành động và việc làm của học sinh để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển đảo nước ta là gì? Là một công dân Việt Nam, em đã có những suy nghĩ và
- việc làm thiết thực, phù hợp nào với tuổi học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyên biển, đảo của nước ta? a. Những hành động và việc làm của học sinh để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển đảo nước ta là gì? + Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái, nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo. + Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật. + Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo. + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo, b. Là một công dân Việt Nam, em đã có những suy nghĩ và việc làm thiết thực, phù hợp nào với tuổi học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta? - Học tập tốt, lao động tốt, rèn luyện thân thể trở thành một người công dân tốt, góp phần nhỏ bé để xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. - Cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng trái tim về biển đảo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường biển đảo. - Chủ động tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ quyền cuả Việt Nam ở biển Đông. - Lên án các hành động chống phá biển Đông của Việt Nam Câu 3. Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta 1. Đất liền 3. Lãnh hải 5. Vùng đặc quyền 7. Vùng biển quốc tế kinh tế 2. Vùng nội thủy 4. Vùng tiếp giáp 6. 200 hải lí 8. thềm lục địa lãnh hải Câu 4. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên biển, biển đảo chứa đựng nhiều tài nguyên có giá trị để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hãy nêu một số tài nguyên biển mà em biết.
- - Một số tài nguyên biển: + Tài nguyên du lịch: vùng biển Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng, là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển + Tài nguyên khoáng sản: - Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối, - Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa. + Tài nguyên sinh vật: ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao. Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm, + Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu. + Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn. Ngày 4 tháng 4 năm 2024 BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người ra đề cương Kiều Thị Tâm Chu Thị Trúc