Đề cương ôn tập cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường

Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Khi gặp quan trên, phải luồn cúi nên vạt trước chùng lại. Còn khi gặp dân, phải vênh váo, hách dịch nên vạt trước hớt lên.

docx 8 trang Lưu Chiến 27/07/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản: Cách đọc hiểu các văn bản: - Văn bản thông tin. - Hài kịch và truyện cười. 2. Phần Tiếng Việt - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn. 3. Phần Tập làm văn - Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. II. Kĩ năng - Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng diễn đạt và vận dụng kiến thức làm bài tập, viết bài văn tự sự. B. DẠNG BÀI 1. Phần văn bản - Xác định các yếu tố đặc trưng của thể loại văn bản. - Cảm thụ, đánh giá về nhân vật, chi tiết, hình ảnh đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt - Xác định nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn - Nhận diện đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. 3. Phần Tập làm văn - Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. C. BÀI TẬP MINH HOẠ Phần I. Đọc hiểu văn bản: Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Hai kiểu áo Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp:
  2. - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Theo Trường Chính - Phong Châu) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan. C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại . D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”? A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên. B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới. C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế. D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới. Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “ Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì? A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên. C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép. D. Khi gặp quan trên, phải luồn cúi nên vạt trước chùng lại. Còn khi gặp dân, phải vênh váo, hách dịch nên vạt trước hớt lên. Câu 7. Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì? A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng. B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa. C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan. D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.
  3. Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào? A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới. B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới. C. Hay nịnh nọt cấp trên. D. Khinh ghét người nghèo khổ. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ (Trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 5 câu). Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Vì sao có mưa đá, cách phòng tránh như thế nào? Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? Mưa đá là gì? Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5. Tại sao có mưa đá? Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định
  4. nào đó chúng sẽ rơi xuống. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút. [ ] Cách phòng tránh tác hại của mưa đá: Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc, nếu nó xảy ra. Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, bạn có thể dựng giàn che dọc theo luống, và nên làm giàn dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá khi va chạm, đá sẽ rơi xuống hai bên luống cây mà không đâm thủng giàn che, chú ý dựng cọc chống phải chắc chắn. Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Hiện trên thị trường có loại vật liệu là tấm Polycarbonate rất bền, có khả năng chịu va đập cao, cách âm, kháng cháy và bền trong nhiều năm trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt, không bị vỡ, trọng lượng nhẹ và kháng tia tử ngoại (tia UV) tốt. Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã. (Theo 1001 thắc mắc: Vì sao có mưa đá? Cách phòng tránh thế nào?, , ngày 24/03/2020, Châu Anh tổng hợp) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Giới thiệu mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất B. Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng mưa đá để cung cấp những thông tin sau: khái niệm mưa đá, nguyên nhân và cách phòng tránh tác hại của mưa đá C. Giới thiệu để người dân nhận biết hiện tượng mưa đá và phòng tránh nó D. Cung cấp cho người đọc những thông tin khoa học, thú vị
  5. Câu 3. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản A. Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất B. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? C. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn D. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó Câu 4. Câu văn nào giải thích khái quát về nguyên nhân tạo ra mưa đá: A. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra B. Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau C. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. D. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch. Câu 5. Đoạn văn: “Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau [ ] thường rơi xuống cùng với mưa rào.” trong văn bản trên được trình bày theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song song D. Phối hợp Câu 6. Ý nào nói đúng nhất về thông tin cơ bản của văn bản: A. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân và tác hại của mưa đá B. Giới thiệu về hiện tượng mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá C. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân có mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá D. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh tác hại của mưa đá Câu 7. Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào: A. Sơ đồ chỉ dẫn B. Kí hiệu C. Biểu đồ D. Hình ảnh minh họa Câu 8. Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong VB trên có tác dụng: A. Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin. B. Giúp trình bày thông tin một cách hệ thống. C. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác. D. Làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin. Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với độc giả? Câu 10: Không chỉ mưa đá mà các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có tác động tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và tài sản con người. Bằng những hiểu biết của bản
  6. thân, em hãy viết đoạn văn phối hợp (8-10 câu) đưa ra một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan này. Bài 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: HỒI THỨ NHẤT LỚP II Ông Giuốc-đanh, Hai tên hầu. Thầy nhạc, Thầy múa, Các nhạc công, Ca sĩ và người nhảy múa Ông Giuốc-đanh– Thế nào, các thầy? Cái gì đó nào? Các thầy sẽ cho tôi xem cái trò vè lăng nhăng ấy chứ? Thầy múa – Cái gì ạ? Cái trò vè lăng nhăng nào ạ? Ông Giuốc-đanh – Kìa! Cái ấy ấy mà Các thầy gọi nó là cái gì nhỉ? Cái trò hát đôi 1, hay hát đối gì đó, vừa hát vừa múa ấy mà. Thầy múa – À! À! Thầy nhạc – Ngài trông, chúng tôi đã sẵn sàng cả rồi. Ông Giuốc-đanh – Tôi đã để các thầy phải chờ đợi mất một tí, chả là hôm nay tôi phải sắm sửa để ăn mặc ra người quý phái, và cái bác phó may của tôi đưa đến cho tôi đôi bít tất lụa tưởng chừng không bao giờ xỏ chân vào được. [ ] Ông Giuốc-đanh – Bác phó may của tôi bảo rằng những người quý phái buổi sáng đều mặc như thế này cả. Thấy nhạc – Ngài mặc thế này trông nổi lắm. Ông Giuốc-đanh – Hầu đâu! Ớ hai tên hầu của ta đâu! Tên hầu thứ nhất – Bẩm ông, ông gọi việc gì ạ? Ông Giuốc-đanh – Chả có việc gì. Để xem chúng bay có nghe thấy tao gọi không thế thôi. (nói với hai thầy) – Các thầy xem chế phục2 của nhà tôi thế nào? Thầy múa – Bẩm, rất lộng lẫy ạ. Ông Giuốc-đanh (Hé mở áo dài và cho xem cái quần cộc chẽn bằng nhung đỏ và cái áo lót bằng nhung màu lá cây mà ông đương mặc trong người.) – Và đây một bộ quần áo lót để tập tành buổi sáng đây. Thầy nhạc – Lịch sự lắm ạ.[ ] Ông Giuốc-đanh (Cởi áo dài buồng ngủ ra) – Cầm áo cho tao. Các thầy trông tôi mặc thế này có xinh không? Thầy múa – Xinh lắm ạ. Không thể nào xinh hơn. Ông Giuốc-đanh – Nào, thử xem cái trò vè các thầy một tí nào. [ ] Ông Giuốc-đanh – Bay đưa áo dài cho tao để tao nghe cho rõ hơn. Thong thả, có lẽ không mặc áo dài lại tốt hơn Không, lại đưa cho tao đây, như thế hơn. Ca sĩ: (Hát) Tôi rầu rĩ đêm ngày, và đau thương cực độ. [ ] Ông Giuốc-đanh – Cách đây ít lâu, người ta có dạy cho tôi một bài hát cực kì là hay. Thong thả đây rồi lời hát nó nói thế nào rồi nhỉ? Thầy múa – Thật quả là tôi cũng chả biết. Ông Giuốc-đanh – Trong đó có món cừu mà. Thầy múa – Có món cừu? Ông Giuốc-đanh – Phải à! (Ông Giuốc-đanh hát)
  7. Tôi cứ tưởng Gian-ne-tông Đẹp bao nhiêu thì dịu hiền bấy nhiêu Tôi cứ tưởng Gian-ne-tông Dịu hiền hơn một con cừu Than ôi! Than ôi! Nàng trăm lần, nghìn lần độc ác hơn Con hổ ở rừng xanh Ông Giuốc-đanh – Hay đấy chứ? Thầy nhạc – Hay nhất trần đời. Thầy múa – Mà ngài lại hát hay nữa. Ông Giuốc-đanh – Ấy là tôi chưa bao giờ học âm nhạc đấy. Thầy nhạc – Thưa ngài, đáng lẽ ngài phải học âm nhạc, cũng như ngài đang học khiêu vũ. Đó là hai ngành nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau. Thầy múa – Và nó mở mang trí não cho con người hiểu biết những cái đẹp. Ông Giuốc-đanh: – Thế những người sang trọng cũng có học âm nhạc chứ? Thầy nhạc – Thưa ngài có chứ. Ông Giuốc-đanh– Thế thì tôi sẽ học. Nhưng tôi không biết tôi có thể học vào thời giờ nào vì, ngoài thầy dạy kiếm thuật đến chỉ dẫn cho tôi, tôi lại còn mướn một thầy dạy triết lí, sáng hôm nay bắt đầu đây. (Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, Tuấn Độ dịch NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021, tr. 25 –30) * Chú thích: (1) Ý muốn nói hát song tấu (2) chế phục: gọi nôm na là áo dấu, áo đồng phục của gia nhân nhà quyền quý thường có màu sắc, kiểu dáng riêng. Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại A. Hài kịch B. Bi kịch C. Truyện cười D. Truyện ngắn Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Ông Giuốc-đanh là người ham học hỏi và sắp trở thành người của giới thượng lưu. B. Ông Giuốc-đanh là người có vị trí nhất định trong giới thượng lưu. C. Ông Giuốc-đanh mong muốn trở thành nhà quý tộcvới những hành động thể hiện thói khoe khoang, học đòi, thiếu hiểu biết của lão. D. Màn hài kịch vừa để giải trí vừa để phê phán, châm biếm, mỉa mai những thói hư tật xấu trong xã hội. Câu 3. Thái độ của thầy nhạc, thầy múa như thế nào khi nghe ông Giuốc-đanh hỏi về bộ trang phục ông ta mặc và khi ông ta hát xong? A. Chê ông Giuốc-đanh ăn mặc kém sang và không có năng khiếu về âm nhạc. B. Mỉa mai, đả kích ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết, học đòi làm sang. C. Tán thưởng, tâng bốc, nịnh bợ về bộ trang phục và tài hát của ông Giuốc-đanh. D. Trêu đùa hài hước bộ trang phục và tài hát của ông Giuốc-đanh. Câu 4. Vì sao chi tiết ông Giuốc-đanh băn khoăn không biết nên mặc áo dài buồng ngủ khi nghe nhạc hay không khiến chúng ta bật cười?
  8. A. Vì áo đó quá dài so với con người của ông ta nên khi ông ta mặc trông buồn cười. B. Vì chuyện mặc hay không không quyết định đến khả năng thưởng thức âm nhạc. C. Vì chiếc áo khiến ông ta không thể tự do hoạt động theo ý muốn. D. Vì ông Giuốc-đanh có quá nhiều quần áo nên luôn băn khoăn chưa biết mặc như thế nào cho phù hợp. Câu 5. Dòng chữ in nghiêng, hoặc nằm trong ngoặc đơn trong văn bản gọi là: A. Lời thoại C. Xung đột kịch B. Chỉ dẫn sân khấu D. Nhân vật Câu 6. Xác định kiểu xung đột mà tác giả khai thác trong đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: A. Cái cao cả với cái cao cả. C. Cái thấp kém với cái đẹp. B. Cái cao cả với cái thấp kém. D. Cái xấu với cái xấu. Câu 7. Mục đích của câu nói: “Hay đấy chứ?” thực chất là để làm gì? A. Dùng để hỏi, thể hiện sự nghi vấn của ông Giuốc-đanh về giọng hát của mình. B. Dùng để bộc lộ cảm xúc, cảm thán về giọng hát hay của mình. C. Dùng để khẳng định giọng hát của mình thật hay. D. Dùng để phủ định giọng hát của mình không hay. Câu 8. Mục đích cuả những lời tâng bốc, nịnh hót của những người thợ múa, thợ hát dành cho ông Giuốc-đanh là gì? A. Để ông Giuốc-đanh cho họ thật nhiều tiền. B. Để ông Giuốc-đanh cho họ một địa vị nhất định khi ông ta vào được giới thượng lưu. C. Để ông Giuốc-đanh đãi họ những món ăn đắt tiền, xa xỉ. D. Để ông Giuốc-đanh tích cực học múa, học hát, từ đó họ kiếm được tiền từ ông ta. Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch? Câu 10. Viết đoạn văn phối hợp (8-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói ăn chơi đua đòi của một bộ phận thanh niên hiện nay. Phần II. Viết những bài văn sau: Đề 1: Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tình yêu thương con người trong cuộc sống. Đề 3: Viết bài văn nghị luận về lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Kiều Thị Tâm Vũ Thuý Hường