Đề cương ôn tập cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường

Câu 1. Ngữ liệu trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện lịch sử B. Truyện tiểu thuyết
C. Truyện thần thoại D. Truyện dã sử

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh

Câu 3. Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị như thế nào?

A. Đầy những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, các vị vương chức quyền cao nhất của triều đình, thuyền ngự, không khí trang nghiêm, tĩnh mịch.

B. Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa và biểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan.

C. Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, không khí mới lạ đầy thú vị.

D. Đầy những thuyền lớn của vua quan, không khí vui vẻ.

Câu 4. Nét tính cách nào của Hoài Văn được thể hiện qua ý nghĩ “Chàng muốn thét to: "Xin quan gia cho đánh"?

A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn.

B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình.

C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa.

D. Bồng bột, chưa suy nghĩ chín chắn.

Câu 5. Những câu văn nào diễn tả suy nghĩ trong lòng Hoài Văn để chàng quyết định xuống bến gặp bằng được vua?

A. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

B. Đứng mãi đây cho đến bao giờ?

C. Thôi thì liều một chết vậy.

D. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

docx 8 trang Lưu Chiến 27/07/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản: Cách đọc hiểu các văn bản: - Truyện lịch sử và tiểu thuyết. - Nghị luận văn học. 2. Phần Tiếng Việt - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Câu khẳng định, câu phủ định. - Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu kể. 3. Phần Tập làm văn - Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ. II. Kĩ năng - Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng diễn đạt và vận dụng kiến thức làm bài tập, viết bài văn nghị luận. B. DẠNG BÀI 1. Phần văn bản - Xác định các yếu tố đặc trưng của thể loại văn bản. - Cảm thụ, đánh giá về nhân vật, chi tiết, hình ảnh đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt - Xác định đúng hình thức viết của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Xác định câu khẳng định, câu phủ định, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu kể. 3. Phần Tập làm văn - Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ. C. BÀI TẬP MINH HOẠ Phần I. Đọc hiểu văn bản: Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích) [ ] Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. Hầu đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông. Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mũi thuyền, phất phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hiệu cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử. Hết thuyền của các đại vương là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua
  2. chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa. Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bàn việc nước với quan gia. Hoài Văn chẳng biết các vị đang nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh! Thuyền rồng im lặng. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ngoài mui, dâng trầu cau, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu. Chàng muốn thét to: "Xin quan gia cho đánh", nhưng lại e phạm thượng! Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. Rồi lại đến cái ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son, gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: "Xin đánh", trăm miệng một lời, rung chuyển cả tòa điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ hay sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời? Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: - Không buông ra, ta chém! Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. (Nguyễn Huy Tưởng) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Ngữ liệu trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện lịch sử B. Truyện tiểu thuyết C. Truyện thần thoại D. Truyện dã sử Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 3. Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị như thế nào?
  3. A. Đầy những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, các vị vương chức quyền cao nhất của triều đình, thuyền ngự, không khí trang nghiêm, tĩnh mịch. B. Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa và biểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan. C. Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, không khí mới lạ đầy thú vị. D. Đầy những thuyền lớn của vua quan, không khí vui vẻ. Câu 4. Nét tính cách nào của Hoài Văn được thể hiện qua ý nghĩ “Chàng muốn thét to: "Xin quan gia cho đánh"? A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn. B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình. C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa. D. Bồng bột, chưa suy nghĩ chín chắn. Câu 5. Những câu văn nào diễn tả suy nghĩ trong lòng Hoài Văn để chàng quyết định xuống bến gặp bằng được vua? A. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. B. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? C. Thôi thì liều một chết vậy. D. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Câu 6. Câu Không buông ra, ta chém! thuộc kiểu câu nào? A. Câu hỏi B. Câu cầu khiến C. Câu cảm D. Câu kể Câu 7. Tại sao Hoài Văn lại muốn gặp vua? A. Vì Hoài Văn và vua có mối quan hệ ruột thịt. B. Vì Hoài Văn muốn tham gia nghị bàn việc nước. C. Vì Hoài Văn muốn bày tỏ quan điểm và nói với vua “xin đánh” giặc chứ không cho giặc mượn đường. D. Không có lí do nào cả. Câu 8. Câu nào dưới đây là câu phủ định? A. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông. B. Thuyền rồng im lặng. C. Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. D. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 9. Em cảm nhận được điều gì về Hoài Văn qua dòng độc thoại “Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.”? Câu 10. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta. Nhưng khôn hay dại - chúng ta ngày một lìa xa nền nếp cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là
  4. văn minh. Dầu sao, những tính tình tư tưởng ta hấp thụ ở học đường cám dỗ ta, những cái phiền phức của cuộc đời mới lôi cuốn ta, nên ở mỗi chúng ta người nhà quê kia vốn khiêm tốn và hiền lành ít có dịp xuất đầu lộ diện. Đến nỗi có lúc ta tưởng chàng đã chết rồi. Ở Nguyễn Bính thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tình cảm căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu. Họ chẳng ngớt lời khen những câu như: Nhà em có một giàn giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? [ ] Tiếc thay Nguyễn Bính lại không phải là người thời xưa! Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: "Thơ như thế này thì có gì?". Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước. Kể, một phần cũng là lỗi thi nhân. Ai bảo người không nhà quê hẳn? Người đã biết trách người gái quê: Hoa chanh nở ở vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng, gió nội bay đi ít nhiều. Thế mà chính người cũng đã "đi tỉnh" nhiều lắm. Dấu thị thành chẳng những người mang trên quần áo, nó còn in vào tận trong hồn. Khi người than: Đời có gì tươi đẹp nữa, Buồn thì đến khóc, chết thì chôn. Khi người tả cảnh xuân: Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong. ta thấy người không còn gì quê mùa nữa. Thế thì những câu trên này nên bỏ đi ư? Ai nỡ thế. Nhưng có những câu ấy mà người ta khó nhận thấy cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ Nguyễn Bính thì hơn các nhà thơ khác, ít được người ta nhìn thấy. Đó là một điều đáng vì Nguyễn Bính phàn nàn. Đáng trách chăng là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng.” (Trích “Nguyễn Bính - Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2008)
  5. Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Hoài Thanh nhận ra nét riêng gì trong phong cách sáng tác của Nguyễn Bính? A. Chất thành thị C. Chất trong sáng B. Chất nhà quê D. Chất hùng tráng Câu 3. Đâu là dẫn chứng để tác giả cho rằng thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta? A. Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. B. Chúng ta ngày một lìa xa nền nếp cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh. C. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tình cảm căn bản của ta. D. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta. Câu 4. Người viết mượn hình ảnh nào để diễn tả việc: giữa những bài giống hệt ca dao, Nguyễn Bính bỗng chen vào một đôi lời quá mới? A. Số đông công chúng mộc mạc. B. Vườn cau, bụi chuối. C. Những cái phiền phức của cuộc đời mới lôi cuốn ta. D. Một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ. Câu 5. Dòng nào thể hiện thái độ của Hoài Thanh không hoàn toàn đồng tình, ủng hộ cái mới trong thơ Nguyễn Bính? A. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. B. Đáng trách chăng là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới C. Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. D. Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Câu 6. Hoài Thanh muốn nói gì về thơ Nguyễn Bính qua câu văn: “Thế mà chính người cũng đã "đi tỉnh" nhiều lắm”? A. Thơ Nguyễn Bính đã tiếp cận với bạn đọc thành thị. B. Con người Nguyễn Bính đã thích ứng với lối sống thị thành. C. Thơ Nguyễn Bính chân quê đấy nhưng vẫn đan xen nhiều cái mới. D. Thơ Nguyễn Bính đã gợi được hồn xưa của đất nước. Câu 7. Câu văn “Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm ” cho thấy đặc điểm gì trong thơ Nguyễn Bính? A. Mang đặc điểm của ca dao hiện đại. B. Gần với lời ăn, tiếng nói hàng ngày của dân quê.
  6. C. Gần gũi với ca dao xưa, đậm đà màu sắc dân gian. D. Gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động. Câu 8. Người viết thể hiện tình cảm, thái độ gì khi nhắc đến hồn xưa của đất nước trong thơ Nguyễn Bính qua các cụm từ: điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần? A. Trân quý những cổ vật của đất nước trong thơ Nguyễn Bính B. Tôn vinh phẩm chất con người trong thơ Nguyễn Bính C. Hồi nhớ một đất nước thời quá khứ trong thơ Nguyễn Bính D. Trân trọng hồn thiêng dân tộc được gợi lên trong thơ Nguyễn Bính Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong văn bản. Câu 10: Từ việc đọc hiểu văn bản, em hãy viết đoạn văn phối hợp khoảng 7 câu trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị trong quá khứ. Bài 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trần Đăng Khoa: Tác giả của Tuổi thơ trong trẻo Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh. Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như “Khúc hát người anh hùng”, “Bên cửa sổ may bay” hay “Chân dung và đối thoại”, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là “Góc sân và khoảng trời”. Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa. Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến [ Hạt gạo làng ta] Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên [Trăng ơi từ đâu đến?] Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ
  7. là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế [ Cây dừa] Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm. (Theo Thiên Nhi, Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Nghị luận văn học B. Nghị luận xã hội C. Truyện tiểu thuyết D. Truyện lịch sử Câu 3. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì? A. Con người và các mối quan hệ B. Những sự vật giản dị, quen thuộc xung quanh C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Câu 4. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào? A. Châm biếm, đả kích B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên C. Mạnh mẽ, mãnh liệt D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc Câu 5. Bài thơ nào dưới đây không được sử dụng làm bằng chứng trong văn bản? A. Cây dừa. B. Đám ma bác giun. C. Hạt gạo làng ta. D. Trăng ơi từ đâu đến? Câu 6. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm bằng chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa? A. Cây dừa. B. Đám ma bác giun. C. Hạt gạo làng ta. D. Trăng ơi từ đâu đến? Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào? A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
  8. C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca. D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại. Câu 8. Câu “Trăng ơi từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào? A. Câu hỏi B. Câu cầu khiến C. Câu cảm D. Câu kể Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong văn bản. Câu 10. Từ việc đọc hiểu văn bản, em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu trình bày suy nghĩ của mình về kí ức tuổi thơ đối với mỗi người. Phần II. Viết bài văn cho đề bài sau: Đề bài: Viết bài văn phân tích một bài thơ Đường luật theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú mà em đã được học hoặc từng đọc. BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Kiều Thị Tâm Vũ Thuý Hường