Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa
Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?
A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa.
Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác.
C. Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị
A. Vật chất. B. Tinh thần. C. Của cải. D. Tài sản
Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình
A. Phát triển của mỗi cá nhân. B. Hội nhập của đất nước.
C. Duy trì hạnh phúc gia đình. D. Thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 6: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?
A. Quảng bá các làng nghề truyền thống. B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.
C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống. D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.
Câu 7: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Việc làm này nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_na.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa
- TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 Năm học 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I.Kiến thức - Học sinh ôn tập nội dung kiến thức thuộc các bài: - Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam - Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc - Lao động cần cù sáng tạo II. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống B. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (50%), tự luận (30%) I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng. Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc? A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa. Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác. C. Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác. Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị A. Vật chất. B. Tinh thần. C. Của cải. D. Tài sản Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình A. Phát triển của mỗi cá nhân. B. Hội nhập của đất nước. C. Duy trì hạnh phúc gia đình. D. Thúc đẩy kinh tế - xã hội. Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 6: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc? A. Quảng bá các làng nghề truyền thống. B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử. C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống. D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình. Câu 7: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Việc làm này nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái. Câu 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam? A. Con cái đánh chửi cha mẹ. B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau. D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Câu 9: Ngọc cho rằng học sinh chỉ nên tập trung vào việc học hành, không cần thiết phải tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống yêu nước. Theo em, thái độ của Ngọc đã phù hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc ta không? A. Bạn Ngọc rất chăm chỉ học hành, xứng đáng là tấm gương học tốt B. Bạn Ngọc chưa có thái độ đúng đắn về duy trì phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc C. Bạn Ngọc là một học sinh mẫu mực trong học tập D. Bạn Ngọc vừa chăm học vừa biết giữ gìn phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta
- Câu 10: Lan cho rằng “Tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương không có nhiều điều mới mẻ bằng việc đi xem các bộ phim mới”, Lan có phải là người biết giữ gìn truyền thống của quê hương mình hay không? A. Lan nói đúng, vì các lễ hội truyền thống hiện nay không còn phù hợp với các bạn trẻ B. Lan biết tìm ra cho mình điều thú vị để tham gia C. Lan chưa biết tôn trọng và phát huy truyền thống của quê hương dân tộc D. Lan có cách nhìn nhận rất thực tế trong việc chọn các phương tiện giải trí Câu 11: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Giá trị tốt đẹp. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Phong tục lỗi thời. Câu 12: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. Tính cách của các dân tộc. B. Tư tưởng bá quyền của dân tộc. C. Giá trị đồng tiền của dân tộc. D. Dân số của mỗi dân tộc. Câu 13: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. Truyền thống của các dân tộc. B. Hủ tục của các dân tộc. C. Vũ khí của các dân tộc. D. Tiền bạc của mỗi dân tộc. Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau. C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới. D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc. Câu 15: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 16: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam. B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới. C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài. D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật. Câu 17: Bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao điện ảnh ảnh trên truyền hình là thể hiện trái với: A. Biết cách sống theo thời đại. B. Sống sành điệu. C. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. D. Trung thực. Câu 18: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì? A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. C. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. D. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. Câu 19: Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của: A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới. B. Tôn trọng truyền thống dân tộc. C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc. D. Yêu mến dân tộc. Câu 20: Em có đồng tình với hành động sau đây, “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”. A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ
- C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật Câu 21: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động A. Cần cù. B. Sáng tạo. C. Hết mình. D. Hiệu quả. Câu 22: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn A. Suy nghĩ, tìm tòi. B. Lười biếng, ỷ nại. C. Ỷ nại, dựa dẫm. D. Dựa dẫm, lười nhác. Câu 23: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng A. Chờ đợi kết quả người khác. B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp. C. Sao chép kết quả người khác. D. Hưởng lợi từ việc làm của bạn bè Câu 24: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người A. Ghen ghét và căm thù. B. Yêu quý và tôn trọng. C. Xa lánh và hắt hủi. D. Tìm cách hãm hại. Câu 25: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là A. Làm việc theo thói quen. B. Làm việc tự do, cẩu thả. C. Làm việc thường xuyên, nỗ lực. D. Làm theo mệnh lệnh người khác. Câu 26: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo? A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân. B. Hoàn thiện và phát triển bản thân. C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc. D. Do áp lực gia đình và bạn bè. Câu 27: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây? A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng. B. Được bổ sung kiến thức mới. C. Kết quả công việc ngày càng tăng. D. Hiệu quả công việc bị suy giảm. Câu 28: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi A. Lao động tự giác. B. Lao động sáng tạo. C. Lao động tự phát. D. Lao động ép buộc. Câu 29: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động? A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày Câu 30: Trong giờ học của tiế địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao? A. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn B. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh C. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình D. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc II. TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? Câu 2 : Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau: a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình. b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng. Câu 3 : Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì
- bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”. Câu hỏi: - Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao? - Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động? Câu 4 : Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. - Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19. Câu 5 : Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”. a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao? b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A? BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa