Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm tuổi học trò mà em nhớ mãi

          Đề mở, HS xây dựng cốt truyện đảm bảo có sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mỗi sự việc học sinh chủ động dự kiến các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho phù hợp

Đề 2: Đóng vai chị dậu kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

a. Mở bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình hiện tại: thuộc hạng cùng đinh

b. Thân bài

- Gia đình tôi vốn nghèo, nay phải nộp thuế cho chồng những ba đồng bạc khiến gia đình tôi khốn đốn.

- Vì không có tiền đóng suất sưu nên chồng tôi bị bắt ra ngoài đính, bị đánh đập.

- Thương chồng chẳng đành để như vậy, tôi dứt ruột bán cái Tí cho nhà Nghị Quế, lấy vài hào, tích cho đủ số tiền nộp suất sưu cho chồng.

- Ngờ đâu các quan còn bắt nhà tôi đóng thêm cái suất sưu cho chú em đã chết từ năm ngoái. Vì không đủ tiền nên chồng tôi vẫn bị bắt trói ngoài đình.

- Đêm hôm đó, chồng tôi được người ta cõng về, rũ rượi như một xác chết. Tôi bàng hoàng, tức tưởi, may sao nhờ hàng xóm, một lúc sau chồng tôi đã mở mắt.

- Nồi cháo nấu xong, tôi đem lên nhà, múc ra bát, quạt cho đỡ nóng để chồng tôi có thể ăn.

- Vừa kề bát cháo vào miệng thì ngoài ngõ, tiếng chó sủa inh ỏi, tiếng bước chân người rầm rập, tôi hốt hoảng đứng dậy thì thấy cai lệ và thằng người nhà lí trưởng xông vào.

- Nhìn thấy vợ chồng tôi, cai lệ quát: "Nộp tiền sưu mau, thằng kia, ông còn tưởng mày chết hôm qua rồi cơ đấy!". Chồng tôi run rẩy, đặt bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra, chúng mỉa mai: "Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua rồi đấy!".

- Tôi quỳ xuống đất xin hắn, ấy vậy mà hắn đạp vào ngực tôi, tôi chợt vùng lên, quát thẳng vào mặt chúng.

- Tên cai lệ lại tát vào mặt tôi, thế nhưng lần này, tôi không chịu thua, nghiến răng túm lấy tóc hắn mà lẳng cho ra tận cửa. Sức tên nghiện ấy chẳng bằng sức của tôi.

- Tên người nhà lí trưởng xông vào định lấy gậy đánh tôi, giằng co một lát, tôi cũng túm hắn, lẳng ra cửa, còn đá thêm một cái.

- Chồng tôi lo lắng, thều thào bảo tôi không được đánh chúng, kẻo mang vạ vào thân, nhưng tôi mặc kệ, sao để chúng ức hiếp mãi thế được.

- Tên cai lệ mặt mũi xám ngắt, đứng dậy lồm cồm cùng tên người nhà lý trưởng cút khỏi nhà tôi, không quên để lại lời đe dọa, nhưng tôi chẳng còn thấy sợ nữa.

c. Kết bài:

- Tôi đỡ chồng ngồi dậy, dọn dẹp những bát cháo đã đỡ, dỗ hai đứa con thơ.

- Không biết rồi mai đây, cuộc sống của vợ chồng tôi sẽ thế nào...

docx 3 trang Ánh Mai 28/02/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Phần A: Văn bản I. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm 1. Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố a. Giá trị nội dung - Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. - Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. b. Giá trị ghệ thuật - Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. - Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật - Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. 2. Lão Hạc – Nam Cao a. Giá trị nội dung + Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. + Tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao. + Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. b. Giá trị nghệ thuật + Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH. + Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. + Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao 3. Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) a. Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người b. Nghệ thuật • Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn • Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc II. Cảm thụ văn chương 1. Viết đoạn văn cảm nhận về các nội dung sau: a. Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố b. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. c. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men Trang 1
  2. Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được 2. Trợ từ, thán từ * Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay * Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra từ một câu đặc biệt. Thán từ gồm hai loại chính: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ 3. Tình thái từ: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị cá sắc thai tình cảm của người nói. Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với + Tình thái từ cảm thán: thay, sao + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: a, nhé, cơ, mà Phần III: Tập làm văn Chú ý: Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm tuổi học trò mà em nhớ mãi Đề mở, HS xây dựng cốt truyện đảm bảo có sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mỗi sự việc học sinh chủ động dự kiến các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho phù hợp Đề 2: Đóng vai chị dậu kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. a. Mở bài - Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình hiện tại: thuộc hạng cùng đinh b. Thân bài - Gia đình tôi vốn nghèo, nay phải nộp thuế cho chồng những ba đồng bạc khiến gia đình tôi khốn đốn. - Vì không có tiền đóng suất sưu nên chồng tôi bị bắt ra ngoài đính, bị đánh đập. - Thương chồng chẳng đành để như vậy, tôi dứt ruột bán cái Tí cho nhà Nghị Quế, lấy vài hào, tích cho đủ số tiền nộp suất sưu cho chồng. - Ngờ đâu các quan còn bắt nhà tôi đóng thêm cái suất sưu cho chú em đã chết từ năm ngoái. Vì không đủ tiền nên chồng tôi vẫn bị bắt trói ngoài đình. - Đêm hôm đó, chồng tôi được người ta cõng về, rũ rượi như một xác chết. Tôi bàng hoàng, tức tưởi, may sao nhờ hàng xóm, một lúc sau chồng tôi đã mở mắt. - Nồi cháo nấu xong, tôi đem lên nhà, múc ra bát, quạt cho đỡ nóng để chồng tôi có thể ăn. Trang 2
  3. - Vừa kề bát cháo vào miệng thì ngoài ngõ, tiếng chó sủa inh ỏi, tiếng bước chân người rầm rập, tôi hốt hoảng đứng dậy thì thấy cai lệ và thằng người nhà lí trưởng xông vào. - Nhìn thấy vợ chồng tôi, cai lệ quát: "Nộp tiền sưu mau, thằng kia, ông còn tưởng mày chết hôm qua rồi cơ đấy!". Chồng tôi run rẩy, đặt bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra, chúng mỉa mai: "Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua rồi đấy!". - Tôi quỳ xuống đất xin hắn, ấy vậy mà hắn đạp vào ngực tôi, tôi chợt vùng lên, quát thẳng vào mặt chúng. - Tên cai lệ lại tát vào mặt tôi, thế nhưng lần này, tôi không chịu thua, nghiến răng túm lấy tóc hắn mà lẳng cho ra tận cửa. Sức tên nghiện ấy chẳng bằng sức của tôi. - Tên người nhà lí trưởng xông vào định lấy gậy đánh tôi, giằng co một lát, tôi cũng túm hắn, lẳng ra cửa, còn đá thêm một cái. - Chồng tôi lo lắng, thều thào bảo tôi không được đánh chúng, kẻo mang vạ vào thân, nhưng tôi mặc kệ, sao để chúng ức hiếp mãi thế được. - Tên cai lệ mặt mũi xám ngắt, đứng dậy lồm cồm cùng tên người nhà lý trưởng cút khỏi nhà tôi, không quên để lại lời đe dọa, nhưng tôi chẳng còn thấy sợ nữa. c. Kết bài: - Tôi đỡ chồng ngồi dậy, dọn dẹp những bát cháo đã đỡ, dỗ hai đứa con thơ. - Không biết rồi mai đây, cuộc sống của vợ chồng tôi sẽ thế nào Đề 3: Nếu được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? (Dựa trên cơ sở đoạn trò chuyện về việc bán chó đã có trong SGK, HS giữ nguyên tình tiết các sự việc đặc biệt các yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn văn, sau đó có thể dẫn dắt thêm các lời đánh giá, nhận xét để yếu tố biểu cảm tăng cao hơn) 1. Mở bài Giới thiệu tình huống câu chuyện: chứng kiến việc Lão Hạc kể chuyện bán chó cho ông giáo trong hoàn cảnh nào. 2. Thân bài Nét mặt: buồn rười rượi, giọng nói chùng xuống. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng mặt méo xệch lại như sắp khóc, hai mắt ầng ậc nước. Khi ông giáo cất tiếng hỏi con chó đã bị bắt đi rồi à, lão Hạc mặt co rúm lại, không kìm nén được nữa lão hu hu khóc như một đứa trẻ. Lão Hạc kể cho ông giáo quá trình người ta bắt cậu Vàng đi: chúng lao đến trói chân cậu, ánh mắt như là đang trách móc lão Hạc bạc tình bạc nghĩa. Trước nỗi buồn, sự ân hận của lão Hạc, ông giáo an ủi, động viên lão hãy coi đó như một chuyện bình thường. Sau khi nghe lời khuyên của ông giáo, lão vui vẻ hơn một chút nhưng trên nét mặt vẫn phảng phất nỗi buồn. 3. Kết bài Nêu cảm nghĩ sau khi chứng kiến cuộc trò chuyện của lão Hạc và ông giáo. Trang 3