Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Anh
Câu 1. Kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Là các khoản thu nhập của gia đình dùng để chi tiêu hàng ngày.
B. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai.
C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.
D. Là xác định các tài khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.
Câu 2. P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang
học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp P?
A. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.
B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
C. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
D. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
Câu 3. Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?
A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình.
B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình.
C. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình.
D. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình.
Câu 4. Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái.
B. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình.
C. Người bố thường xuyên uống rượu.
D. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt.
Câu 5. “Xác định các khoản cần chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
A. Bước thứ nhất. B. Bước thứ ba. C. Bước thứ hai. D. Bước thứ tư.
Câu 6. Tình huống nào dưới đây thể hiện đúng trong việc phòng chống bạo lực
gia đình?
A. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
B. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.
C. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.
D. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_n.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Lan Anh
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – YÊU CẦU 1.Trọng tâm kiến thức Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu 2. Yêu cầu: - Nắm được nội dung chính của bài học: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện - Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Phần trắc nghiệm Câu 1. Kế hoạch chi tiêu là gì? A. Là các khoản thu nhập của gia đình dùng để chi tiêu hàng ngày. B. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai. C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình. D. Là xác định các tài khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình. Câu 2. P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp P? A. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy. B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm. C. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận. D. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình. Câu 3. Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây? A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình. B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình. C. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình. D. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình. Câu 4. Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào? A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái. B. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình. C. Người bố thường xuyên uống rượu. D. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt. Câu 5. “Xác định các khoản cần chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu? A. Bước thứ nhất. B. Bước thứ ba. C. Bước thứ hai. D. Bước thứ tư. Câu 6. Tình huống nào dưới đây thể hiện đúng trong việc phòng chống bạo lực gia đình? A. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
- B. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình. C. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận. D. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn. Câu 7. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo. B. Khi chi tiêu khôg cần lập kế hoạch. C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu. D. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí. Câu 8. Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây? A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương người khác. B. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ. C. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình. D. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế. Câu 9. Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không? A. Có nhưng không đáng kể. B. Chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch chi tiêu. C. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu. D. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định. Câu 10. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật? A. Giúp đỡ, lên tiếng bênh vực người bị bạo lực gia đình. B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra. C. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. D. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội. Câu 11. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào? A. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống. B. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái. C. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình. D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm. Câu 12. Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? A. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình. B. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học. C. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình. D. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài xã hội. Câu 13. Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. Lên danh sách trước khi mua sắm. B. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới. C. Thích cái gì là phải mua bằng được. D. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá. Câu 14. Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, bạn P muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của P chỉ có 100.000 đồng. Nếu là P, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ. B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh, ) tặng mẹ.
- C. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ. D. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ. Câu 15. Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc. B. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích. C. Tiền tiết kiệm bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng. D. Để ra được các khoản tiền tiết kiệm. Câu 16. Bố bạn Y chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố Y cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng? Nếu là Y trong trường hợp này em sẽ làm gì? A. Nói với người thân của mẹ để họ đánh lại bố. B. Khuyên mẹ nên bỏ trốn cùng mình. C. Báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp giúp đỡ. D. Mặc kệ và chịu đựng trong im lặng. Câu 17. Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây? A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được. B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh. C. Vay bạn tiền đến khi nào có thì trả. D. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng. Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc B. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. C. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. D. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Là nguyên nhân dẫn đến nỗi đau cho người chứng kiến bạo lực. B. Góp phần phát triển xã hội văn minh hơn. C. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực. D. Là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ gia đình. Câu 20. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook, Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”. B. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình. C. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra. D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết. Phần tự luận Câu 1. Thế nào là kế hoạch chi tiêu? Ý nghĩa của việc chi têu có kế hoạch Nêu các ước lập kế hoạch chi tiêu ? Câu 2. Thế nào bạo lực gia đình? Có mấy loại bạo lưc gia đình? Em hãy kể tên và nêu rõ các loại bạo lực gia đình? Câu 3. Em hãy nêu những việc làm hành vi thể hiện bạo lực gia đình và cách phòng tránh?
- Câu 4. Em hãy nêu những hành vi,việc làm thể hiện chi tiêu có kế hoạch? Có ý kiến cho rằng “Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh” em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 5. Do nghi ngờ vợ có mối quan hệ khác với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. a. Em có đồng tình với hành động của anh A không? Vì sao? b. Nếu là người thân của trong gia đình anh A em sẽ làm gì trong tình huống này? Câu 6. Vợ chồng ông Minh có cô con gái (tên Ngọc) và vợ chồng ông Tùng có người con trai (tên Trung). Gia đình ông Minh và ông Tùng có mối quan hệ thân thiết từ lâu đời, khi con gái đến tuổi lấy chồng, vợ chồng ông Minh bắt Ngọc phải kết hôn với Trung để mối quan hệ đó bền chặt, khăng khít hơn, tuy nhiên Ngọc đã có người yêu hơn nữa cũng không có tình cảm với Trung, cô từ chối đề nghị lấy Trung của bố mẹ mình, nhưng vợ chồng ông Minh nói nếu Ngọc trái lời, họ sẽ từ mặt con. a. Hành vi của vợ chồng ông Minh có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Vì sao? b. Nếu là người chứng kiến sự việc đó thì em sẽ làm gì? Câu 7. Anh Bình và chị Thu là vợ chồng cùng làm ở 1 công ty may, là người mang nặng tư tưởng gia trưởng, luôn quản lý chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình, mọi chi tiêu của vợ và con cái đều do ông quyết định và hạn chế tối đa, đến tháng lĩnh lương anh Bình bắt vợ phải đưa tiền cho mình quản lý. Mỗi lần cần tiền vào việc gì chị Thu phải xin và bị anh Bình tra xét từng khoản chi làm cho cuộc sống của chị trở nên bí bách, áp lực và phụ thuộc vào chồng a. Hành vi của chồng chị Thu có phải là bạo lực gia đình không? Vì sao? b. Nếu là người trong gia đình chị Thu thì em sẽ làm gì? Câu 8. Vợ chồng ông Nam và bà Nga có 02 người con; ông Nam không cho các con của mình đi học thêm, chỉ học buổi sáng và buổi chiều thường bắt 2 con của mình là cháu Đạt (12 tuổi) và cháu Vỹ (15 tuổi) đi rửa bát thuê trong làng để có tiền đưa cho ông mua rượu uống hàng ngày. Nhiều lần, phần vì sáng đi học, chiều đi làm, cũng có khi phải làm việc quá sức nên hai bé phải nhập viện điều trị. a. Hành vi của ông Nam có phải là hành vi bạo lực gia đình? Vì sao? b. Nếu là Tổ rưởng tổ dân phố nơi ông Nam sống, biết sự việc đó em sẽ làm gì? BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người lập Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Lan Anh