Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân

Bài 1: Đọc văn bản sau :

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

(Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)

Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ gì?

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Câu 4. Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh nào?

Câu 5. Nêu nội dung của hai câu thơ sau:

docx 6 trang Lưu Chiến 03/07/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2023 – 2024 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP: I. Đọc - hiểu: 1. Chủ đề Bài 6. Chân dung cuộc sống. Bài 7. Tin yêu và ước vọng. 2. Yêu cầu kiến thức: a. Nhận biết: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học. - Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. - Nhận biết được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. - Nhận biết được trợ từ, thán từ, biện pháp tu từ, dấu câu b. Thông hiểu: - Hiểu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học. - Hiểu và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Hiểu và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. - Hiểu được chức năng của trợ từ, thán từ. c. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Nêu được việc làm, hành động thể hiện bài học rút ra từ văn bản - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. II. Viết: (4,0 điểm) 1. Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do. B. CẤU TRÚC ĐỀ - 20% trắc nghiệm (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận C. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Đọc văn bản sau : Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc!
  2. Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi Hoà bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. (Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962) Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ gì? Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Câu 4. Nhân vật tôi từ biệt mẹ trong hoàn cảnh nào? Câu 5. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
  3. Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng Câu 6. Từ “khúc khích” trong câu thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích” được hiểu như thế nào? Câu 7. Hình ảnh cô bé nhà bên trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm? Câu 8. Nhận xét về sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. Câu 9. Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước? Câu 10. Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết: “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay” Liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về tình cảm đối với quê hương của hai tác giả: “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc!” Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: XUÂN VỀ Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gió về từng trận, gió bay đi Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
  4. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Tay lần tràng hạt miệng nam vô. 1937 Nguyễn Bính Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 3. Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về trên những tín hiệu nào? Câu 4. Xác định nội dung chính của bài thơ? Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Lúa thì con gái mượt như nhung”. Câu 6. Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là gì? Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong” là gì? Câu 8.Trình bày nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” Câu 9. Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc bài thơ “Xuân về” của Nguyễn Bính? Bài 3: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. (Theo người chạy chốn cuối cùng - Theo John Ruskin) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? Câu 3. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong văn bản trên là gì? Câu 4. “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Câu 6. Xác định trợ từ trong hai câu văn sau: “Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi.” Câu 7. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 9. Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến ai?
  5. Câu 10. Em rút ra bài học gì khi đọc xong văn bản trên? Bài 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? [ ] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng [ ] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi [ ]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. [ ] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp. [ ] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá, cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm! (Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh của câu chuyện? Câu 4. Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều? Câu 5. Đoạn văn: “Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ dân làng Kông-hoa là những người như thế nào? Câu 6. Đoạn văn “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm ” cho em biết gì về bản chất của kẻ thù? Câu 7. Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì ở nhân vật Núp? Câu 8. Xác định thán từ trong câu văn sau: “mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu.” Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp? Câu 10. Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố? Bài 5: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em thích. Bài 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do mà em thích. Ban giám hiệu xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Nguyễn Thị Vân