Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hồng Phương

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vì:

  1. Cả bài có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng.
  2. Cả bài có 7 câu, mỗi câu có 8 tiếng.
  3. Cả bài có 8 phần, mỗi phần có 7 câu.
  4. Cả bài có 7 phần, mỗi phần có 8 câu.

Câu 2: Ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu thơ trong bài thường ngắt nhịp?

  1. 2/5 B. 4/3 C. 3/4 D. 2/2/3

Câu 3: Từ “chửa”, trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ,” là?

  1. Từ toàn dân C. Từ địa phương
  2. Biệt ngữ xã hội D. Từ tượng thanh

Câu 4:Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ trên là?

  1. Cởi mở, chân thành khi bạn đến nhà.
  2. Xúc động, buồn đau khi bạn đến nhà.
  3. Giận hờn, trách móc khi bạn đến nhà.
  4. Thờ ơ, hờ hững khi bạn đến nhà.

Câu 5: Chủ đề của bài thơ trên là?

  1. Ca ngợi tình anh em ruột thịt, chân thành, thắm thiết.
  2. Ca ngợi tình thầy trò sâu sắc, bền chặt.
  3. Ca ngợi tình cảm gia đình máu thịt thiêng liêng.
  4. Ca ngợi tình bạn bè chân thành, thắm thiết.
docx 8 trang Lưu Chiến 27/07/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Hồng Phương

  1. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương ĐỀ CƯƠNG VĂN 8 GIỮA HỌC KỲ I A. VĂN BẢN VĂN BẢN: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (NGUYỄN HUY TƯỞNG) 1. Nghệ thuật - Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật - Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử 2. Nội dung - Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn - Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên - Mông VĂN BẢN: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Ngô Gia Văn Phái) 1. Nghệ thuật - Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm - Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả. - Lối văn trần thuật đặc sắc. 2. Nội dung Văn bản viết về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ văn võ song toàn với chiến công đại phá quân Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, cướp nước. VĂN BẢN 3: TA ĐI TỚI (TỐ HỮU) 1. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa 2. Nội dung Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta. VĂN BẢN: THU ĐIẾU 1. Nghệ thuật - Lấy động tả tĩnh - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. 2. Nội dung - Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. VĂN BẢN: THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG( TRẦN NHÂN TÔNG) 1. Nghệ thuật - Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 2. Nội dung - Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã VĂN BẢN: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ( HÀ ÁNH MINH) 1. Nghệ thuật - Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận.
  2. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương 2. Nội dung. - Đề tài : Văn hóa truyền thống -Ca Huế là hình thức nghệ thuật độc đáo, phong phú, thể hiện sống động vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và nhất là tâm hồn của người dân Huế. Từ đó, văn bản cũng gửi thông điệp về việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện đại hôm nay B. Tiếng việt 1. Biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ minh họa. 2. Từ ngữ địa phương: 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tác dụng từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ minh họa. 4. Biện pháp tu từ đảo ngữ là gì? 5. Thế nào là đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp? 6. Thế nào là đoạn văn song song, đoạn văn tổng hợp? C.Tập làm văn 1. Bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) + Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan địa điểm tham quan, người tổ chức, đối tượng tham gia, thời gian tổ chức và cảm xúc của em khi được tham gia chuyến đi. b. Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi ) + Thuyết minh, miểu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, con người, lịch sử ) c. Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa 2. Bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) + Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ và nêu ý kiến chung về bài thơ. b. Thân bài: Ý 1: phân tích đặc điểm nội dung. - Phân tích hình tượng thơ (thiên nhiên, con người) - Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ - Khái quát chủ đề của bài thơ Ý 2: phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật. - Phân tích cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân.) -Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh tả tình. - Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ ) c. Kết bài: Khẳng định ví trí và ý nghĩa bài thơ 3. Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) - Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận - Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc. + Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng) + Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng) + Liên hệ, mở rộng vấn đề? (Lí lẽ, bằng chứng) - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
  3. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương D. ĐỀ MINH HỌA ÔN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vì: A. Cả bài có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng. B. Cả bài có 7 câu, mỗi câu có 8 tiếng. C. Cả bài có 8 phần, mỗi phần có 7 câu. D. Cả bài có 7 phần, mỗi phần có 8 câu. Câu 2: Ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu thơ trong bài thường ngắt nhịp? A. 2/5 B. 4/3 C. 3/4 D. 2/2/3 Câu 3: Từ “chửa”, trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ,” là? A. Từ toàn dân C. Từ địa phương B. Biệt ngữ xã hội D. Từ tượng thanh Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ trên là? A. Cởi mở, chân thành khi bạn đến nhà. B. Xúc động, buồn đau khi bạn đến nhà. C. Giận hờn, trách móc khi bạn đến nhà. D. Thờ ơ, hờ hững khi bạn đến nhà. Câu 5: Chủ đề của bài thơ trên là? A. Ca ngợi tình anh em ruột thịt, chân thành, thắm thiết. B. Ca ngợi tình thầy trò sâu sắc, bền chặt. C. Ca ngợi tình cảm gia đình máu thịt thiêng liêng. D. Ca ngợi tình bạn bè chân thành, thắm thiết. Câu 6: Tác dụng của nghệ thuật đối trong 2 cặp câu: 3-4; 5-6 của bài thơ là? A. Tạo ra tình huống dí dỏm, đùa vui của tác giả khi có bạn đến thăm nhà. B. Nhấn mạnh sự mong ước được tiếp đãi bạn một cách chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần khi có bạn đến thăm nhà. C. Nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi tiếp đón bạn. D. Tạo ra tình huống dí dỏm mà ý thơ, tình thơ chặt chẽ, sâu sắc nhằm nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi tiếp đón bạn. Câu 7: Ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có đặc điểm nào dưới đây? A. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. B. Ngôn ngữ thuần Việt giản dị, dí dỏm, hài hước. C. Dùng từ Hán Việt trang trọng, hàm súc. D. Kết hợp từ thuần Việt và Hán Việt giản dị, dễ hiểu.
  4. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương Câu 8: Cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối cùng: “Bác đến chơi đây, ta với ta.”, có ý nghĩa? A. Chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao. B. Là cách nói biểu hiện một tình bạn chân thành, thắm thiết. C. Đề cao việc hiểu, cảm thông với nhau làm điều quý giá nhất. D. Chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao; thể hiện một tình bạn chân thành, thắm thiết. Qua đó đề cao việc hiểu, cảm thông với nhau làm điều quý giá nhất, hơn tất cả mọi vật chất trên đời. Thực hiện các yêu cầu: Câu 9: Qua nội dung của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, em thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến có quan niệm như thế nào về tình bạn? Câu 10: Em sẽ làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp trong cuộc sống hiện đại hôm nay? II. Viết (4,0 điểm) Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). ĐỀ 2 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan, Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A.Vui mừng, phấn khởi B. Xót xa, sầu tủi C. Buồn, ngậm ngùi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? A.Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
  5. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng). Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) II. Viết (4,0 điểm) Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). ĐỀ 3 I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thu vịnh Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát Câu 2. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ? A. Miêu tả, tự sự B. Biểu cảm, tự sự C. Biểu cảm, miêu tả D. Tự sự, nghị luận Câu 3. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là: A. Gieo vần chân B. Vần bằng C. Vần “ao” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8 D. Cả ba đáp án trên Câu 4. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là: A. Điểm nhìn từ trên cao B. Điểm nhìn từ dưới thấp C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa Câu 5. Hình ảnh nào xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu? A. Trời thu B. Ao thu C. Trăng thu D. Lá thu
  6. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương Câu 6. Dòng nào nêu lên bức tranh thu được miêu tả trong bài thơ? A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ B. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn D. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ như thế nào? A. Cảnh nhớ nhung, sầu muộn B. Cô đơn, u hoài C. Chán chường, ngán ngẩm D. U buồn, tủi hổ Câu 8. Dòng nào sau đây không biểu đạt nội dung của bài thơ? A. Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu. B. Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ. C. Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến. D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu. Câu 9 (1,0 điểm) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng: Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 10 (1,0 điểm) Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm gì với thiên nhiên. Phần II. Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích văn bản “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến ĐỀ 4: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy Độ năm ba chén đã say nhè. Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật C. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện nào?
  7. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương A. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng B. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 C. Các tiếng 2 – 4 – 6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B – T – B; hoặc T – B – T. D. Cả A, B, C Câu 3. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là: A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu; B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa. C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời D. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời. Câu 4. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện xả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu? A. Ngõ, ao, khói; B. Nhà, ao, trăng; C. Ao, trời, ngõ; D. Thuyền, khói, mây. Câu 5. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào? A. Hình ảnh “đôi mắt”; B. Hình ảnh “đêm sâu”; C. Hình ảnh “khói nhạt”; D. Hình ảnh “rượu”. Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào? A. Kì vĩ, tráng lệ B. Thanh bình, yên ả; C. Nghèo đói, xác xơ D. Tiêu điều, hiu hắt. Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì? A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu; B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt; C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già; D. Sự tác động của men rượu. Câu 8. Bút pháp nào được Nguyễn Khuyến sử dụng trong bài thơ trên? A. Bút pháp ước lệ tượng trưng B. Bút pháp cổ điển C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
  8. Biên soạn: Cô Lê Thị Hồng Phương D. Cả 3 đáp án trên Câu 9 (1,0 điểm) Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng? Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Câu 10 (1,0 điểm) Bài thơ bồi đắp tình cảm gì với quê hương của mình? Hãy trình bày trong khoảng 5-7 dòng. Phần II. Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến được nêu ra ở phần đọc hiểu.