Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Đề 1: Giới thiệu về trường THCS Mạo Khê II

Gợi ý: Thuyết minh trường THCS Mạo Khê II đảm bảo một số phần sau

                   - Vị trí địa lí, lịch sử hình thành trường, ý nghĩa tên trường (nếu có).

                   - Quang cảnh ngôi trường

                   - Thành tích và một số hoạt động nổi bật

(HS có thể lấy tư liệu từ phòng truyền thống hoặc trang Web của trường)

 

Đề 2:  Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Am Ngọa Vân ở địa phương em.

Gợi ý:

Mở bài: - Gới thiệu chung về Chùa - Am Ngọa Vân: 

Thân bài: Thuyết minh cụ thể về di tích chùa  am Ngọa Vân

  1. Khái quát về di tích
  2. Giới thiệu chi tiết về di tích lịch sử
  3. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành
  4. Thuyết minh cảnh quan : 

+ Giới thiệu ( 3 lớp: lớp dưới, lớp trung, lớp trên cùng) 

+ Thuyết minh về một cảnh quan đặc sắc cụ thể của di tích: VD: Rừng Thông Đàn, Dốc Đô Kiệu…

  1. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích

Kết bài: 

- Ấn tượng của di tích với khách du lịch thập phương, 

- Vai trò của việc bảo tồn di tích với sự phát triển văn hóa, kinh tế của địa phương. 

doc 4 trang Ánh Mai 23/02/2023 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I: VĂN BẢN Các tác phẩm: - Nhớ rừng - Ông đồ - Quê hương - Khi con tu hú - Tức cảnh Pác Bó 1. Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt . 2. Học thuộc lòng các bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật (Ghi nhớ SGK trang 7, 10,18, 20, 30). Phân tích được nội dung và nghệ thuật một vài hình ảnh thơ tiêu biểu. 3. Vận dụng viết đoạn văn: a. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ( Quê hương- Tế Hanh) b. Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật của hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu”. (Ông đồ- Vũ Đình Liên) c. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trí tưởng tượng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Khi con tu hú. Phần II: TIẾNG VIỆT Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: 1. Câu nghi vấn: - Hình thức: + Có các từ để hỏi: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu, hay + Kết thúc bằng dấu hỏi chấm ( khi viết) - Chức năng: dùng để hỏi - Chức năng khác: dùng để cầu khiến, đe dọa, phủ định, khẳng định hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi trong vài trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 2. Câu cầu khiến - Hình thức: + Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến,
  2. + Thường kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc kết thúc bằng dấu chấm khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh. - Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo 3. Câu cảm thán: - Hình thức: + Có các từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao. + Kết thúc bằng dấu chấm than ( khi viết) - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc 4. Câu trần thuật: – Hình thức: + Không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cần khiến, câu cảm thán. + Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết) - Chức năng: dùng để kể, thông báo, trình bày, nhận định, miêu tả - Chức năng khác: Dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc bộc lô tình cảm, cảm xúc. *Vận dụng tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong viết đoạn văn. Phần III: TẬP LÀM VĂN 1. Lý thuyết: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh * Nắm vững các phương pháp thuyết minh - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích - Phương pháp liệt kê - Phương pháp nêu ví dụ - Phương pháp dùng số liệu con số - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân loại, phân tích 2. Thực hành: Đề 1: Giới thiệu về trường THCS Mạo Khê II Gợi ý: Thuyết minh trường THCS Mạo Khê II đảm bảo một số phần sau - Vị trí địa lí, lịch sử hình thành trường, ý nghĩa tên trường (nếu có). - Quang cảnh ngôi trường - Thành tích và một số hoạt động nổi bật (HS có thể lấy tư liệu từ phòng truyền thống hoặc trang Web của trường) Đề 2: Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Am Ngọa Vân ở địa phương em. Gợi ý: Mở bài: - Gới thiệu chung về Chùa - Am Ngọa Vân: Thân bài: Thuyết minh cụ thể về di tích chùa am Ngọa Vân 1. Khái quát về di tích 2. Giới thiệu chi tiết về di tích lịch sử a. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành b. Thuyết minh cảnh quan :
  3. + Giới thiệu ( 3 lớp: lớp dưới, lớp trung, lớp trên cùng) + Thuyết minh về một cảnh quan đặc sắc cụ thể của di tích: VD: Rừng Thông Đàn, Dốc Đô Kiệu c. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích Kết bài: - Ấn tượng của di tích với khách du lịch thập phương, - Vai trò của việc bảo tồn di tích với sự phát triển văn hóa, kinh tế của địa phương. Đề 3: Giới thiệu về danh thắng Vịnh Hạ Long. Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) Ví dụ: Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ, xinh đẹp. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) 1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên Được công nhận là di sản văn hóa thế giới 2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) a. Vị trí địa lí b. Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Theo truyền thuyết . + Theo khoa học c. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long + Kết cấu vịnh Hạ Long ở bên trong và bên ngoài : -> Có gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu đảo đá vôi và đảo phiếm thạch. Nhiều hang động còn mang vẻ hoang sơ, kỳ vĩ của thiên nhiên như như Hang Trống, hang Trinh Nữ động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ + Các hệ sinh thái: Đa dạng sinh thái với rừng ngập mặn, rặng san hô, rừng cây nhiệt đới và rất nhiều động thực vật quý hiếm khác . + Du lịch Vịnh Hạ Long: Du khách có thể dùng thuyền đi thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên, hang động, núi non. ( có thể giới thiệu cụ thể 1 hang động nào đó ) Vui chơi tại nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, bãi Bái Tử Long, Cô Tô, Ti Tốp + Văn hóa ẩm thực đa dạng: Hải sản tươi ngon , hấp dẫn du khách.
  4. + Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Việt Nam và thế giới. ( mấy lần, thời gian ) d. Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm như sông Bạch Đằng, núi Bài Thơ, bến Vân Đồn + Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam + Là điểm hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch Kết bài: + Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Nêu tầm quan trọng của vịnh Hạ Long đối với phát triển kinh tế nước ta: Ví dụ: Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam. Vịnh Hạ Long ngày nay là địa điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn danh lam thắng cảnh này đến thế hệ mai sau.