Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hoà (Có đáp án)
Câu 1: “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo lực gia đình. B. Vi phạm pháp luật.
C. Bạo lực học đường. D. Tệ nạn xã hội.
Câu 2: Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục.
Câu 3: Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã có hành vi bạo lực gia đình?
Tình huống. Bác T có ba người con là: anh B, chị V và chị M. Các con của bác T đều đã lập gia đình riêng, trong đó, vợ chồng anh B bày tỏ mong muốn: được cùng chung sống để chăm sóc, phụng dưỡng bác T. Thời gian đầu, vợ chồng anh B luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bác T chu đáo. Sau một thời gian, anh B vờ lấy lý do “cần vốn làm ăn” để “vay” khoản tiền tiết kiệm của bác T, đồng thời muốn bác sang tên quyền sử dụng đất và ngôi nhà cho mình. Vì thương và tin tưởng các con, nên bác T đã thực hiện theo các yêu cầu của anh B. Tuy nhiên, sau khi được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh B đã tỏ thái độ lạnh nhạt, đối xử tệ bạc với bác; đồng thời không hoàn trả lại khoản tiền mà trước đó đã vay.
A. Bác T. B. Chị V. C. Chị M. D. Vợ chồng anh B.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?
A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.
D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_h.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hoà (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GDCD 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức: Học sinh ôn tập nội dung kiến thức thuộc các bài sau: - Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình - Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu II. Năng lực: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống B. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (50%), tự luận (50%) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bạo lực gia đình. B. Vi phạm pháp luật. C. Bạo lực học đường. D. Tệ nạn xã hội. Câu 2: Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 3: Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã có hành vi bạo lực gia đình? Tình huống. Bác T có ba người con là: anh B, chị V và chị M. Các con của bác T đều đã lập gia đình riêng, trong đó, vợ chồng anh B bày tỏ mong muốn: được cùng chung sống để chăm sóc, phụng dưỡng bác T. Thời gian đầu, vợ chồng anh B luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bác T chu đáo. Sau một thời gian, anh B vờ lấy lý do “cần vốn làm ăn” để “vay” khoản tiền tiết kiệm của bác T, đồng thời muốn bác sang tên quyền sử dụng đất và ngôi nhà cho mình. Vì thương và tin tưởng các con, nên bác T đã thực hiện theo các yêu cầu của anh B. Tuy nhiên, sau khi được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh B đã tỏ thái độ lạnh nhạt, đối xử tệ bạc với bác; đồng thời không hoàn trả lại khoản tiền mà trước đó đã vay. A. Bác T. B. Chị V. C. Chị M. D. Vợ chồng anh B. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực. Câu 5: Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Câu 6: Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Chủ động tìm người giúp đỡ. C. Sử dụng bạo lực để đáp trả. D. Kiềm chế lời nói tiêu cực. 1
- Câu 7: Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 8: Sau khi xảy ra bạo lực về thể chất, trước tiên cần đưa nạn nhân tới: A. Cơ sở y tế, bệnh viện. B. Phòng tư vấn tâm lí. C. Khu nghỉ dưỡng. D. Tổ hòa giải. Câu 9: Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, nạn nhân nên: A. Giấu giếm cho đối phương. B. Bao che cho đối phương. C. Thông báo sự việc với người thân. D. Tự tìm cách giải quyết bằng biện pháp tiêu cực. Câu 10: Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình được quy định: A. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. B. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. C. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2002. D. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017. Câu 11: Điều 10 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định nội dung nào? A. Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình. B. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. C. Năng lực của người có hành vi bạo lực gia đình. D. Phẩm chất của người có hành vi bạo lực gia đình. Câu 12: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( ) trong khái niệm sau đây: “ là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”. A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả. C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính. Câu 13: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 14: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 15: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 16: Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 17: Tình huống. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe. Câu hỏi: Bạn học sinh nào trong tình huống trên chưa biết cách chi tiêu hợp lí? A. Bạn C, T và K. B. Bạn C và T. C. Bạn C. D. Bạn K. Câu 18: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính. B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền. 2
- C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí. D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí. Câu 19. Thấy một chiếc áo len giá 200.000 đồng đang bày bán ở cửa hàng, T rất muốn mua, nhưng trong ví chỉ còn 150.000 đồng - đây là số tiền T được mẹ cho để tiêu vặt trong một tháng. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Tiết kiệm chi tiêu, đợi khi nào có đủ tiền sẽ mua áo. B. Xin thêm mẹ 50.000 đồng để mua ngay chiếc áo len. C. Trộm tiền của bố (50.000 đồng) để mua chiếc áo len. D. Vay thêm 50.000 đồng từ các bạn để mua chiếc áo. Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ” Câu 21: Thiết lập quy tắc thu, chi là bước số mấy trong kế hoạch chi tiêu? A Bước 1 B. Bước 3. C. Bước 4. D. Bước 5. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí Câu 23: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi? A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính D. Để có thể mua bất kì thứ gì mình thích Câu 24: Thiết lập quy tắc thu, chi là bước số mấy trong kế hoạch chi tiêu? A Bước 1 B. Bước 3 C. Bước 4 D. Không thuộc bước nào cả Câu 25: Nội dung của bước 2 trong lập kế hoạch chi tiêu là gì? A. Xác định các khoản cần chi. B. Xác định các khoản cần tiết kiệm. C. Xác định các khoản cần mua. D. Xác định các khoản phát sinh ( cho, tặng ). II. TỰ LUẬN: Câu 1: Em hãy cho biết hiện nay có mấy hình thức bạo lực gia đình? Kể tên các hình thức bạo lực gia đình? Câu 2: Tình huống: Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ? Câu 3: Vì sao phải lập kế hoạch chi tiêu? Em hãy nêu các bước lập kế hoạch chi tiêu? Câu 4: Theo em cần phải làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình? BGH DUYỆT TTCM DUYỆT GIÁO VIÊN Kiều Thị Tâm Nguyễn Thị Thu Hoà 3
- TRƯỜNG THCS Việt Hưng ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Năm học: 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 I. Trắc nghiệm: II. Tự luận: Câu Nội dung - Hiện nay có 4 hình thức bạo lực gia đình - Các hình thức bạo lực gia đình đó là: + Bạo lực về thể chất Câu 1 + Bạo lực về tinh thần + Bạo lực về kinh tế + Bạo lực về tình dục H có thể cân đối chi tiêu cho dịp sinh nhật của mẹ với số tiền hiện có như sau: - Tham khảo các mẫu bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ. Câu 2 - Dựa vào sở thích của mẹ H có thể mua thêm một món quà trong tầm 100.000 đồng làm quà tặng. - Số tiền còn lại H có thể dùng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh. - Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi tiêu không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. - Các bước lập kế hoạch chi tiêu: Câu 3 + Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. + Bước 2: Xác định các khoản cần chi. + Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu. + Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. Các cách phòng, chống bạo lực gia đình : - Để phòng tránh bạo lực gia đình: + Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực. + Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. + Không nên dùng lời nói, thái độ tích cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực. - Khi xảy ra bạo lực gia đình: Câu 4 + Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ. + Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả. - Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình: + Nên thông báo sự việc cho người thân, những người tin cậy. + Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải, + Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực. 4
- - Cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng. 5