Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn | B. Tiểu thuyết | C. Truyện kí | D. Truyện cười |
Câu 2. Xác định nhân vật chính trong đoạn trích trên?
A. Hắn | B. Người kể chuyện | C. Dì Hảo và hắn | D. Dì Hảo |
Câu 3. Câu văn nào trong đoạn trich trên thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình?
A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”
B. “Trách làm gì hắn...”
C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”
D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi...”
Câu 4. Những từ ngữ trong đoạn trích diễn tả tâm trạng của dì Hảo là:
A. Khóc, nấc
B. Nghiến chặt răng; khóc
C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc
D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra
Câu 5. Phép điệp trong đoạn trích có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_20.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thuý Hường
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản: Cách đọc hiểu các văn bản: - Truyện. - Thơ Đường luật. 2. Phần Tiếng Việt - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Từ tượng hình, từ tượng thanh. 3. Phần Tập làm văn - Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. II. Kĩ năng - Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng diễn đạt và vận dụng kiến thức làm bài tập, viết bài văn nghị luận. B. DẠNG BÀI 1. Phần văn bản - Xác định các yếu tố đặc trưng của thể loại văn bản. - Cảm thụ, đánh giá về nhân vật, chi tiết, hình ảnh đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt - Xác định đúng hình thức viết của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. 3. Phần Tập làm văn - Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. C. BÀI TẬP MINH HOẠ Phần I. Đọc hiểu văn bản: Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích “Dì Hảo” –Tuyển tập truyện ngắn “Đôi mắt”, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Xác định thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Truyện kí D. Truyện cười
- Câu 2. Xác định nhân vật chính trong đoạn trích trên? A. Hắn B. Người kể chuyện C. Dì Hảo và hắn D. Dì Hảo Câu 3. Câu văn nào trong đoạn trich trên thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình? A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.” B. “Trách làm gì hắn ” C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.” D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi ” Câu 4. Những từ ngữ trong đoạn trích diễn tả tâm trạng của dì Hảo là: A. Khóc, nấc B. Nghiến chặt răng; khóc C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra Câu 5. Phép điệp trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo Câu 6. Chủ để của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám Câu 7. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: A. Tự sự, miêu tả C. Tự sự, thuyết minh B. Tự sự, nghị luận. D. Tự sự, biểu cảm Câu 8. Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích trên là gì? A. Bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn B. Bị tha hoá về cả nhân hình lẫn nhân tính C. Phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần D. Nghèo khổ về vật chất, bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần Trả lời các câu hỏi sau: Câu 9. Hãy xác định các từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích trên. Câu 10. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
- Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Thăng Long* thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3), Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4), Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5), Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953) Chú thích: (*) Thăng Long là kinh đô nước ta từ đời nhà Lý đến đời nhà Lê, đến đời Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi ra tỉnh Hà Nội. Đi qua cố đô, Bà Huyện Thanh Quan, đại diện cho giai cấp sĩ phu Bắc Hà, bâng khuâng trước sự di đô đổi triều, đau lòng trước sự tang thương. (1)Hí trường: Sân khấu diễn tuồng. Ở đây dùng ví với cuộc đời, vì nối tiếp hết lớp này tiếp lớp khác, luôn biến đổi; (2)Tinh sương: Một năm, tinh là sao, mỗi năm di chuyển một vòng, sương theo thời tiết, mỗi năm giáng một lần; (3)Thu thảo: Cỏ mùa thu; (4)Tịch dương: Bóng mặt trời lúc chiều tà; (5)Tuế nguyệt: Năm tháng; (6)Tang thương: Do chữ "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành ruộng dâu), chỉ việc sự vật thay đổi; (7)Đoạn trường: Đau lòng đứt ruột. Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào vở đề cương: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là: A. Biểu cảm. B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Tự do Câu 3. Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành Thăng Long xưa? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương” A. Đối và ẩn dụ C. Nhân hoá và đối B. Điệp và nhân hoá D. Đối và so sánh
- Câu 5. Ý nào không đúng về đặc điểm gieo vần của bài thơ Thăng Long thành hoài cổ? A. Gieo vần chân “ương” B. Vần bằng B. Vần "ương" được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8 D. Gieo cả vần chân và vần lưng rất linh hoạt. Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt? A. Trơ gan B. Hí trường C. Tuế nguyệt D. Kim cổ Câu 7. Nội dung chính của hai câu luận là: A. Sự vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ trước thời gian. B. Cảnh vật mang tình người và hồn người. C. Thiên nhiên biến đổi theo vòng quay của tạo hoá, vũ trụ. D. Nỗi niềm hoài cổ, tự hào về kinh thành xưa. Câu 8. Dòng nào không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”? A. Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ. B. Sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê. C. Hình ảnh ước lệ nhưng gợi cảm. D. Phép đối chặt chẽ, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả? Câu 10: Từ việc đọc hiểu bài thơ, em hãy viết đoạn văn phối hợp khoảng 7 câu trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị trong quá khứ. Bài 3: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thu ẩm (Nguyễn Khuyến) Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên: A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Tự do Câu 3. Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ là ở vùng quê nào?
- A. Đồng bằng Trung Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng Bắc Bộ D. Đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 4. Câu thơ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Câu hỏi tu từ B. Đối C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 5. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là: A. Từ trên cao nhìn xuống B. Từ dưới nhìn lên C. Từ gần đến cao xa rồi lại trở về gần D. Từ cao xa về gần rồi lại đến cao xa Câu 6. Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực và hai câu luận của bài thơ: A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu. B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa. C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ "ai" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời. D. Biện pháp nghệ thuật nói quá "da trời ai nhuộm", "xanh ngắt" nhấn mạnh màu xanh của bầu trời. Câu 7. Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ? A. Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến. B. Bài thơ viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ. C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả. D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược. Câu 8. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì? A. Nhớ nhung, sầu muộn C. Cô đơn, u hoài B. U buồn, tủi hổ D. Chán chường, ngán ngẩm Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Hãy xác định các từ tượng hình trong bài thơ trên. Câu 10. Câu cá, uống rượu đều là những thú chơi, thú vui tao nhã mà các nhà nho khi ở ẩn tìm đến vui, để tâm hồn thư thái, quên đi việc đời. Theo em, trong bài thơ Thu ẩm”, Nguyễn Khuyển có đạt được kết quả đó hay không? Vì sao? (Trả lời bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu) Phần II. Viết bài văn cho đề bài sau: Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện (một đoạn trích) mà em đã được học hoặc từng đọc. BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Kiều Thị Tâm Vũ Thuý Hường