Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Tác hại của tệ nạn xã hội là? 
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. 
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. 
C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. 
D. Cả A,B,C. 
Đáp án: D 
Câu 2: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS? 
A. Ma túy,mại dâm . 
B. Cờ bạc, rượu chè. 
C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình. 
D. Cả A,B,C. 
Đáp án: A 
Câu 3: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là? 
A. Tử hình. 
B. Chung thân. 
C. Phạt tù. 
D. Cảnh cáo. 
Đáp án: A 
Câu 4: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma 
túy thì bị phạt bao nhiêu năm? 
A. Từ 1 năm đến 3 năm. 
B. Từ 3 năm đến 5 năm. 
C. Từ 2 năm đến 7 năm. 
D. Từ 2 năm đến 5 năm. 
Đáp án: C 
Câu 5: Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là? 
A. Chất độc màu da cam. 
B. Súng tự chế. 
C. Các chất phóng xạ. 
D. Cả A,B,C.
pdf 8 trang Ánh Mai 15/03/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD 8 NĂM 2021-2022 1. Hệ thống kiến thức 1.1. Phòng chống tệ nạn xã hội - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. - Tác hại của tệ nạn xã hội Gây tác hại đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội : Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây thiệt hại kinh tế, suy giảm tinh thần và đạo đức, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm xói mòn giá trị đạo đức con người, suy thoái nòi giống - Trách nhiệm của công dân Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao. Không uống rượu, đánh bạc, đua xe trái phép, hút thuốc lá, sử dụng ma tuý, xem phim ảnh, băng hình đồ trị, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm Biết tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương, cộng đồng, xã hội tổ chức. 1.2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS - Tính chất nguy hiểm Huỷ hoại sức khoẻ, cướp đi tính mạng của con người. Phá hoại hạnh phúc gia đình, huỷ hoại tương lai nòi giống dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước. - Pháp luật quy định Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống,ơchongs việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng chống, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. - Các biện pháp phòng chống Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Không phân biệt đối xử người bị nhiễm. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống ở trường và ở cộng đồng. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS ngày 1 tháng 12. 1.3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại - Nhận biết các dạng vũ khí thông thường
  2. Vũ khí thông thường: súng, dao, mã tấu Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga Chất cháy: Xăng, dầu hoả Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân - Tác hại: Gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây ô nhiễm môi trường. 1.4. Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác - Quyền sở hữu tài sản công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. - Quyền sở hữu tài sản công dân bao gồm Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dung của tài sản đó. Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá huỷ, vứt bỏ - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của nhà nước. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. Khi vay, nợ phải trẻ đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lai cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chửa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm của nhà nước Ghi nhận hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân. Quy định các biện pháp, các hình thức xử lí các hành vi xâm phạm; quy định trách nhiệm cách thức bồi thường hành vi gây thiệt hại, mất mác, cho vay thuộc sở hữu của người khác. Tuyên truyền giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và tôn trọng quyền sở hữu của người khác. 1.5. Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiêm quản lí. (ví dụ: đất đai, sông, hồ, núi, vùng trời, vùng đất, biển, tài nguyên thiên nhiên ). - Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người và toàn xã hội.(ví dụ: lợi ích do các công trình công cộng mang lại như công viên, vườn hoa, cầu, đường, sân vận động, nhà văn hoá, trường học ). - Tầm quan trọng của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 1.6. Quyền khiếu nại và tố cáo
  3. - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng quyết điịnh hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền lợi là lợi ích hợp pháp của công dân. - Giống và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo + Giống Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân. Đều là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đều là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. + Khác Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại. Người tố cáo là mọi công dân. Tố cáo mọi hành vi xâm phạm -Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. - Trách nhiệm của nhà nước kiểm tra, xem xét việc giải quyết có đúng với pháp luật không, xử lí nghiêm các hành vi xâm hại lợi ích, nghiêm cấm việc trả thù hoặc lợi dụng để vu khống, vu cáo làm hại người khác. - Trách nhiệm của công dân Khi khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng và đúng qui định của pháp luật. 1.7. Quyền tự do ngôn luận - Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của nhà nước, xã hội. - Những qui định của pháp luật Được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí. Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cở sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào dự thảo cương lĩnh chiến lược, luật, bộ luật Sử dụng phải theo qui định của pháp luật để phát huy quyền làm chủ của công dân góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. - Trách nhiệm của nhà nước Tạo điều kiện thuận lợi để ciông dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, phát huy đúng vai trò của mình. 1.8. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
  4. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hệ lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp. + Nội dung cơ bản của hiến pháp: Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính điịnh hươcngs của đường lối xây dựng và phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế dộ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp Việt Nam Từ năm 1945 đến nay hiến pháp VN được xây dựng 4 bản: 1946: hiến pháp thứ nhất được ra đời, gọi là hiến pháp dân tộc, dân chủ nhân dân. 1959: bản hiến pháp thứ 2 ra đời, trên nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. 1980: bản hiến pháp thứ 3 ra đời, được xây dựng trong nền tảng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1992 đến nay: bản hiến pháp thứ 4 được xây dựng, trên nền tảng thời kỳ đổi mới, đi lên của đất nước. Cơ quan quốc hội có quyền lập ra hiến pháp, pháp luật, có quyền sử đổi nhưng phải thông qua đại biểu quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu tán thành. 1.9. Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật + Đặc điểm Tính quy phạm phổ biến. Tính xác định chặt chẽ. Tính bắt buộc (tính cưỡng chế). + Bản chất Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục). + Vai trò Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 2. Câu hỏi ôn tập 2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
  5. Câu 1: Tác hại của tệ nạn xã hội là? A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 2: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS? A. Ma túy,mại dâm . B. Cờ bạc, rượu chè. C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình. D. Cả A,B,C. Đáp án: A Câu 3: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là? A. Tử hình. B. Chung thân. C. Phạt tù. D. Cảnh cáo. Đáp án: A Câu 4: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 1 năm đến 3 năm. B. Từ 3 năm đến 5 năm. C. Từ 2 năm đến 7 năm. D. Từ 2 năm đến 5 năm. Đáp án: C Câu 5: Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là? A. Chất độc màu da cam. B. Súng tự chế. C. Các chất phóng xạ. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 6: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là? A. Vũ khí.
  6. B. Tang vật. C. Chất độc hại. D. Chất gây nghiện. Đáp án: A Câu 7: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là? A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 8: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là? A. Trực tiếp. B. Đơn, thư. C. Báo, đài. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 9: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là? A. Để phát triển kinh tế đất nước. B. Nâng cao đời sống vật chất. C. Nâng cao đời sống tinh thần. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 10: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đáp án: D Câu 11: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra.
  7. Đáp án: A Câu 12: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là ? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Đáp án: B Câu 13. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948. Đáp án: B Câu 14: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào? A. Được khuyến khích B. Không bị phạt C. Tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt bù. D. Cả 3 đáp án đều đúng Đáp án: C Câu 15: Điền vào chỗ trống: Nhà nước những thông tin làm tổn hại lợi ích quốc, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. A. không ủng hộ B. giữ bí mật C. nghiêm cấm D. cấm tiết lộ Đáp án: C 2.2. Câu hỏi tự luận Câu 1. Em hãy nêu bốn chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ? Trả lời: - Bom, mìn, đạn, pháo - Xăng, dầu - Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột - Chất độc màu da cam
  8. Câu 2.Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội? Trả lời: Tác hại của tệ nạn xã hội: - Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình - Rối loạn trật tự xã hội - Suy thoái giống nòi dân tộc Câu 3. Tệ nạn xã hội là gì? Nêu tệ nạn nguy hiểm nhất? Trả lời: - Tệ nạn xã hội là : + Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. + Vi phạm đạo đức và pháp luật + Gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội - Tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là : Ma túy, cờ bạc, mại dâm. Câu 4: Tại sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại? Trả lời: Phải phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại vì: - Mất tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. - Bị thương, tàn phế, chết người.