Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)

2. Các văn bản nghị luận trung đại – cấp độ thông hiểu

2.1. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn – 1010)

  • Vì sao nói văn bản Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

Trả lời: Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì: Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.

  • Nhận xét về con người của Lý Công Uẩn qua bài Chiếu dời đô?

Trả lời: Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, thông minh, nhân ái, có chí lớn, nhìn xa trông rộng và rất được lòng dân. 

doc 19 trang Ánh Mai 07/02/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 I/ PHẦN VĂN BẢN 1. Thơ Việt Nam (1930-1945) – cấp độ nhận biết T Tác Thể Tên văn bản Xuất xứ Nội dung chính, nghệ thuật T giả thơ 1 Nhớ rừng Thế Viết 1934, Thơ Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách (Thơ mới) Lữ in trong tập tám thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực (1907- “Mấy vần chữ tại tầm thường, tù túng và niềm khao 1989) thơ” khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. 2 Quê hương Tế Trích trong Thơ Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, (Thơ mới) Hanh tập “Nghẹn tám bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra (1921- ngào”- chữ một bức tranh tươi sáng, sinh động về 2009) 1939 một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 3 Khi con tu hú Tố Sáng tác Thơ Là bài thơ lục bát giản dị,thiết tha, thể (Thơ cách mạng) Hữu tháng 7- lục bát hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm (1920- 1939 tại khát khao tự do cháy bỏng của người 2002) nhà lao chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Thừa Phủ 4 Tức cảnh Pác Bó Hồ Sáng tác Thất Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui (Thơ cách mạng) Chí tháng 2- ngôn đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái Minh 1941 khi tứ ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống Bác sống tuyệt cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác và làm việc Đường Bó.Với Người, làm cách mạng và sống hòa ở Pác Bó luật hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 5 Ngắm Trăng Hồ Trích tập Thất Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, (Vọng nguyệt) Chí “Nhật kí ngôn cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê Minh trong tù” tứ và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay viết khi Bác tuyệt cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. bị giam tại Đường nhà tù luật Tưởng Giới Thạch (1942-1943) 6 Đi đường Hồ Trích tập Thất Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, (Tẩu lộ) Chí “Nhật kí ngôn mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc Minh trong tù” tứ đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: (1942-1943) tuyệt vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng Đường lợi vẻ vang. luật
  2. 2. Các văn bản nghị luận trung đại – cấp độ thông hiểu 2.1. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn – 1010) ➢ Vì sao nói văn bản Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc? Trả lời: Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì: Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. ➢ Nhận xét về con người của Lý Công Uẩn qua bài Chiếu dời đô? Trả lời: Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, thông minh, nhân ái, có chí lớn, nhìn xa trông rộng và rất được lòng dân. 2.2. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) ➢ Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch tướng sĩ trong hoàn cảnh nào và để làm gì? Trả lời: Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn soạn để có thể chiến thắng quân Mông – Nguyên. ➢ Nhận xét về con người của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ? Trả lời: Trần Quốc Tuấn là một danh tướng văn võ song toàn và kiệt xuất của dân tộc, là người lãnh đạo anh minh, thông minh, có chí lớn và biết nhìn xa trông rộng. 2.3. Nước Đại Việt ta – trích Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi – tháng 1-1428) ➢ Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã thể hiện qua hai câu thơ trong bài Nước Đại Việt ta. Hai câu thơ đó là hai câu nào? Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như thế nào? Hãy nhận xét về tư tưởng này và so sánh với tư tưởng của Nho Giáo. Trả lời: Hai câu thơ thể hiện tư tưởng của Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn phá hoại cuộc sống yên ổn của nhân dân. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, yêu dân, chống xâm lược. Đây là một tư tưởng đúng đắn và tiến bộ hơn so với tư tưởng Nho giáo xưa. Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi. ➢ Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào các yếu tố nào? Trả lời: Các yếu tố: tên nước (Đại Việt), có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử riêng, có nhân tài (hào kiệt) riêng. ➢ Vì sao Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? Hãy so sánh với Nam quốc sơn hà (Sông núi nước non) của Lý Thường Kiệt. Trả lời: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập vì nó giống với các bản tuyên ngôn độc lập khác: – Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc; – Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào;
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 I/ PHẦN VĂN BẢN 1. Thơ Việt Nam (1930-1945) – cấp độ nhận biết T Tác Thể Tên văn bản Xuất xứ Nội dung chính, nghệ thuật T giả thơ 1 Nhớ rừng Thế Viết 1934, Thơ Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách (Thơ mới) Lữ in trong tập tám thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực (1907- “Mấy vần chữ tại tầm thường, tù túng và niềm khao 1989) thơ” khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. 2 Quê hương Tế Trích trong Thơ Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, (Thơ mới) Hanh tập “Nghẹn tám bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra (1921- ngào”- chữ một bức tranh tươi sáng, sinh động về 2009) 1939 một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 3 Khi con tu hú Tố Sáng tác Thơ Là bài thơ lục bát giản dị,thiết tha, thể (Thơ cách mạng) Hữu tháng 7- lục bát hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm (1920- 1939 tại khát khao tự do cháy bỏng của người 2002) nhà lao chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Thừa Phủ 4 Tức cảnh Pác Bó Hồ Sáng tác Thất Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui (Thơ cách mạng) Chí tháng 2- ngôn đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái Minh 1941 khi tứ ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống Bác sống tuyệt cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác và làm việc Đường Bó.Với Người, làm cách mạng và sống hòa ở Pác Bó luật hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 5 Ngắm Trăng Hồ Trích tập Thất Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, (Vọng nguyệt) Chí “Nhật kí ngôn cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê Minh trong tù” tứ và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay viết khi Bác tuyệt cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. bị giam tại Đường nhà tù luật Tưởng Giới Thạch (1942-1943) 6 Đi đường Hồ Trích tập Thất Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, (Tẩu lộ) Chí “Nhật kí ngôn mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc Minh trong tù” tứ đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: (1942-1943) tuyệt vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng Đường lợi vẻ vang. luật