Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn
Câu 1: Sản phẩm bài tiết của thận là gì? A. Nước mắt. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Mồ hôi. Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái? A. Ống dẫn nước tiểu. B. Ống thận. C. Ống đái. D. Ống góp.
Câu 3: Tác hại của da bẩn là gì? A. Dễ nhiễm trùng , nhiễm vi khuẩn uốn ván. B. Gây nhiễm trùng máu. C. Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. D. Tăng khả năng diệt khuẩn của da.
Câu 4: Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện? A. Nhìn thấy trái me nước bọt tiết ra. B. Chẳng dại gì đùa với lửa. C. Thức ăn vào dạ dày,dịch vị tiết ra. D. Đàn và hát.
Câu 5: Phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện? A. Trời nắng nóng, da tiết mồ hôi. B. Nhìn thấy trái khế chua,nước bọt tiết ra. C. Nhắm mắt lại khi có ánh sáng mạnh chiếu vào. D. Trời lạnh môi tím tái. Câu 6. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ? A. Uốn ván. B. Tiêu chảy cấp. C. Viêm gan A. D. Thủy đậu. Câu 7. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ? A. Co chân lại khi bị kim châm. B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức. C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu. D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_20.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn
- UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 8 I. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày thành phần cấu tạo của tai? Các biện pháp bảo vệ tai? Câu 2: Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau : - Nhịp thở nhanh hơn . - Ra mồ hôi nhiều và khát nước. Hãy giải thích các hiện tượng trên ? Câu 3: Tại sao không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng? Câu 4: Hãy giải thích tại sao không nên đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém ? Câu 5: Trong 1 ngày một người đã nạp vào trong cơ thể 60g Lipit, 180g Protein và 360g Gluxit. a. Tính thể tích khí oxy mà cơ thể cần dùng để ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ô xi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal II. Trắc nghiệm Chọn và ghi vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Sản phẩm bài tiết của thận là gì? A. Nước mắt. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Mồ hôi. Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái? A. Ống dẫn nước tiểu. B. Ống thận. C. Ống đái. D. Ống góp. Câu 3: Tác hại của da bẩn là gì? A. Dễ nhiễm trùng , nhiễm vi khuẩn uốn ván. B. Gây nhiễm trùng máu. C. Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. D. Tăng khả năng diệt khuẩn của da. Câu 4: Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện? A. Nhìn thấy trái me nước bọt tiết ra. B. Chẳng dại gì đùa với lửa. C. Thức ăn vào dạ dày,dịch vị tiết ra. D. Đàn và hát. Câu 5: Phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện? A. Trời nắng nóng, da tiết mồ hôi. B. Nhìn thấy trái khế chua,nước bọt tiết ra. C. Nhắm mắt lại khi có ánh sáng mạnh chiếu vào. D. Trời lạnh môi tím tái. Câu 6. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ? A. Uốn ván. B. Tiêu chảy cấp. C. Viêm gan A. D. Thủy đậu. Câu 7. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ? A. Co chân lại khi bị kim châm. B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức. C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu. D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc. Câu 8: Tăng tiết mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng là phản xạ giúp cơ thể
- A. tăng nhiệt lượng lên. B. thoát nước ra ngoài. C. giảm lượng nhiệt xuống và bài tiết. D. diệt vi khuẩn. Câu 9: Cần làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ da? A. Cạy bỏ các mụn trứng cá trên da. B. Giữ da tránh bị xây xát và không bị bỏng. C. Mang vác nhiều vật nặng. D. Ăn nhiều chất cay, nóng. Câu 10. Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da? A. Tả. B. Sốt xuất huyết. C. Hắc lào. D. Thương hàn. Câu 11: Ngăn cách hai bán cầu não là A. các khe não. B. rãnh đỉnh. C. rãnh thái dương. D. rãnh liên bán cầu. Câu 12: Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là lúc nào? A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải. B. Buổi trưa ánh sáng mạnh. C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát. D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi. Câu 13: Ở da, bộ phận nào đảm nhận chức năng bài tiết và tỏa nhiệt? A. Cơ quan thụ cảm. B. Tuyến nhờn. C. Tuyến mồ hôi. D. Cơ co chân lông. Câu 14. Khi trời quá nóng da có phản ứng nào sau đây? A. Mao mạch dưới da dãn tiết mồ hôi nhiều. B. Mao mạch dưới da dãn. C. Mao mạch dưới da co. D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co. Câu 15. Viễn thị là gì? A. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần. B. Là tật mà mắt có khả năng nhìn xa. C. Là tật mà mắt không có khả năng nhìn. D. Là tật mắt có khả năng nhìn rõ. Câu 16. Các tế bào da thường bong ra ngoài là của A. tầng tế bào sống. B. lớp sắc tố. C. lớp mô liên kết. D. tầng sừng. Câu 17: Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ? A. 6 đôi B. 31 đôi C. 12 đôi D. 24 đôi Câu 18: Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng A. nhìn gần. B. nhìn xa. C. quáng gà. D. hoa mắt. Câu 19. Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây? A. Gan bàn chân. B. Má. C. Bụng chân. D. Đầu gối. Câu 20. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó? A. C. Đacuyn . B. G. Simson. C. I.V. Paplôp. D. G. Menđen. Câu 21. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. Câu 22. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì? A. Kháng nguyên. B. Hoocmôn. C. Enzim. D. Kháng thể. Câu 23: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì A. dễ tạo sỏi, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. B. hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái. C. dễ tạo sỏi và có thể gây viêm bóng đái. D. dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục. Câu 24. Các tế bào nón ở màng lưới cầu mắt có chức năng A. tiếp nhận ánh sáng mạnh. B. tiếp nhận ánh sáng yếu. C. tiếp nhận màu sắc. D. tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc. Câu 25. Tuyến tụy có chức năng gì?
- A. Tiết dịch tụy biến đổi thức ăn trong ruột non. B. Tiết insulin để chuyển giao glucôzơ thành glicôgen. C. Tiết glucagôn để chuyển glicôgen thành glucôzơ. D. Tiết dịch tiêu hoá thức ăn và tiết hoocmon có tác dụng điều hòa lượng đường huyết. Câu 26. Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật? A. Phản xạ có điều kiện. B. Tư duy trừu tượng. C. Phản xạ không điều kiện . D. Trao đổi thông tin. Câu 27. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của bài tiết? A. Khí oxi. B. Nước tiểu C. Mồ hôi. D.Khí cacbônic. Câu 28: Điều nào sau đây đúng khi nói về tuyến giáp? A. Là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể người B. Là tuyến nội tiết có nhiều hoocmôn nhất. C. Là tuyến pha: vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. D. Hoocmôn tuyến giáp là insulin. Câu 29: Kính phân kì còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. Câu 30: Insulin có vai trò giảm đường huyết bởi các hoạt động : A. điều hòa đường huyết B. biến đổi glucôzơ thành glicôgen C. biến đổi glicôgen thành glucôzơ D. điều chỉnh đường huyết khi đường huyết bị hạ