Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương

Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC(*)

NGUYỄN THIẾP(**)

(1) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường(1). Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

(2) Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử (1). Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

(3) Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

(4) Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.

Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.

(Theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, NXB Giáo dục, 1998)

*Cước chú:

(*) Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào năm 1791 (**) Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) quê ở huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau từ quan về dạy học. Sau này, ông ra giúp triều Tây Sơn. Kh Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời.

(1) Tam cương: ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến (vua tôi, cha con, vợ chồng); ngũ thường: năm đức tính của con người (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).

(1) Tứ thư: bốn quyển sách tiêu biểu của Nho giáo (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung); ngũ kinh: năm bộ sách kinh điển của Nho giáo (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu); chư sử: các cuốn sách sử có tiếng đời xưa.

1. Văn bản “Bàn luận về phép học” thuộc thể loại gì?

2. Trong đoạn mở đầu, tác giả nêu mục đích chân chính của việc học là gì?

3. Tác giả phê phán lối học nào?

4. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

5. Xác định kiểu đoạn văn cho đoạn 1 của văn bản trên.

6. Tác giả thể hiện thái độ gì khi nêu ý kiến trong bài viết?

7. Theo tác giả “đạo học thành” thì sẽ đem lại kết quả như thế nào?

8. Nguyễn Thiếp thể hiện là người thế nào thông qua lời tấu?

9. Để học tốt môn Ngữ văn, em thấy phương pháp nào là quan trọng nhất?

docx 4 trang Lưu Chiến 03/07/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP: 1. Đọc - hiểu: Văn bản nghị luận, thơ Đường luật - Nhận biết được các yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật. - Nhận biết được một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong thơ trào phúng - Xác định được mục đích, chủ đề, nội dung chính của văn bản. - Hiểu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Nêu được việc làm, hành động thể hiện bài học rút ra từ văn bản - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản và biết lí giải hợp lí. 2. Tiếng Việt: Biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, đảo ngữ, ; từ tượng hình, tượng thanh; đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; sắc thái nghĩa của từ ngữ - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, phối hợp. - Nhận biết được từ tượng hình, từ tượng thanh; biện pháp tu từ đảo ngữ. - Hiểu được tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ, điệp ngữ, - Hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. Biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái nghĩa. II. Viết: Kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học 1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) - Nêu được vấn đề nghị luận. Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết; - Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động. 2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) - Giới thiệu được tác giả, bài thơ. Phân tích được nội dung và tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ trào phúng thể hiện trong bài thơ. - Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. II. CẤU TRÚC ĐỀ - 20% trắc nghiệm (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận III. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
  2. BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC(*) NGUYỄN THIẾP( ) (1) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường(1). Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (2) Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử (1). Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. (3) Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. (4) Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (Theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II, NXB Giáo dục, 1998) *Cước chú: (*) Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào năm 1791 ( ) Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) quê ở huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau từ quan về dạy học. Sau này, ông ra giúp triều Tây Sơn. Kh Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời. (1) Tam cương: ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến (vua tôi, cha con, vợ chồng); ngũ thường: năm đức tính của con người (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). (1) Tứ thư: bốn quyển sách tiêu biểu của Nho giáo (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung); ngũ kinh: năm bộ sách kinh điển của Nho giáo (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu); chư sử: các cuốn sách sử có tiếng đời xưa. 1. Văn bản “Bàn luận về phép học” thuộc thể loại gì? 2. Trong đoạn mở đầu, tác giả nêu mục đích chân chính của việc học là gì? 3. Tác giả phê phán lối học nào? 4. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? 5. Xác định kiểu đoạn văn cho đoạn 1 của văn bản trên. 6. Tác giả thể hiện thái độ gì khi nêu ý kiến trong bài viết? 7. Theo tác giả “đạo học thành” thì sẽ đem lại kết quả như thế nào? 8. Nguyễn Thiếp thể hiện là người thế nào thông qua lời tấu? 9. Để học tốt môn Ngữ văn, em thấy phương pháp nào là quan trọng nhất? Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Chiều tối
  3. Phiên âm Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. Dịch nghĩa Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ. Dịch thơ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. (Trích Chiều tối - Hồ Chí Minh) Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Hai câu đầu bài thơ gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất? Câu 4: Những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ là gì? Câu 5: Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ “chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh? Câu 6: Nội dung của bài "Chiều tối" là gì? Câu 7: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Câu 8. Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài “Chiều tối”? Câu 9. Trong bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh? Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Chế học trò ngủ gật “Trò trẹt chi bay học cạnh thầy Gật gà gật gưỡng nực cười thay! Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay. Đồng nổi(1) đâu đây la liệt đảo, Ma men(2) chi đấy tít mù say. Dễ thường bắt chước Chu Y(3) đó, Quyển có câu thần vậy gật ngay. ( Thơ Nguyễn Khuyến, tr. 13, NXB Văn Học, 2010) Cước chú: (1)Đồng nổi: tức lên đồng. Cả câu ý nói: học trò ngủ gật, lảo đảo như lên đồng. (2)Ma men: chỉ người nghiện rượu
  4. (3)Chu Y: Nghĩa đen là áo đỏ. Đây chỉ một “vị thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn hay, lấy tích từ chuyện về Âu Dương Tu. Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo đỏ gật đầu sau đó y rằng ông đọc đến một câu văn hay. Lúc đầu, ông tưởng có một người nào đấy, sau định thần nhìn kỹ thì chẳng có gì. Câu 1. Chỉ ra các tiếng được gieo vần trong bài thơ? Và cho biết gieo vần gì? Câu 2. Đối tượng của tiếng cười trong bài thơ là ai? Câu 3. Bài thơ có cách ngắt nhịp như thế nào? Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? Câu 5. Giọng điệu chủ đạo trong bài thơ là gì? Câu 6. Liệt kê những từ láy tượng hình trong bài thơ? Câu 7. Đối tượng của tiếng cười hiện lên trong bài thơ với những đặc điểm nào? Câu 8. Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay” Câu 10. Là học sinh, em rút ra thông điệp gì qua bài thơ? Viết câu trả lời bằng đoạn văn 3 đến 5 câu. Bài 4: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: CHIỀU XUÂN Ở THÔN TRỪNG MẠI Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây. (Nguyễn Bảo) Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. Hai câu thơ đầu của bài thơ gieo vần nào? Câu 3. Bài thơ có thể chia bố cục theo thứ tự như thế nào? Câu 4. Câu thơ “Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay” sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 5. Em hiểu thế nào là “thú điền viên”? Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ? Câu 7. Tình cảm, cảm xúc tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì? Câu 8. Bức tranh quê hương được tác giả vẽ lên là bức tranh thôn dã bình dị và lồng trong đó là sự gắn kết giữa nhà thơ và người làm ruộng, là bức tranh lao động bình dị của một gia đình dân cày. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 9. Từ bài thơ trên, em hãy nêu ý nghĩa của việc sống hòa hợp với thiên nhiên? Bài 5. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) Bài 6: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - bài thơ trào phúng đã đọc. Ban giám hiệu TT/NTCM duyệt Người lập Nguyễn Thị Mai Hương