Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển

I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Gần trưa, Chiêu Minh Vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:

- Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:

- Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. Này đây quân Thánh Dực túc vệ thượng đô của Trần Bình Trọng, những người lính nổi tiếng võ giỏi, gan dạ nhất kinh thành. Này đây đội quân cưỡi ngựa của Chiêu Văn Vương ăn mặc gọn gàng, duyên dáng với viên tướng giáo luyện Triệu Trung trong bộ quân phục Tống. Này đây đội quân thiếu niên Trần Quốc Toản đứng dưới ngọn cờ lớn mang sáu chữ kiêu hãnh “Phá giặc dữ, báo ơn vua”. Này đây đội tượng binh của hương Vạn Kiếp xếp thành một khối đen to và hục hặc. Này đây đội quân lộ quá Hóa đeo nỏ ngang vai. Này đây đội quân của Chiêu Minh vương, của Hưng Vũ Vương, của Trung Thành Vương... Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.

- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]

- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

(Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)

Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng / Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba.

C. Ngôi kể thứ hai. D. Ngôi kể linh hoạt.

Câu 2. Kiếm Thượng Phương mà Nhân Tông ban cho Trần Quốc Tuấn có quyền uy gì?

A. Quyền chém trước tâu sau. B. Quyền thống lĩnh ba quân.

C. Quyền chỉ huy tướng sĩ. D. Quyền điều binh khiển tướng .

Câu 3. Có mấy trạng ngữ trong câu văn sau: “Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới.”?

A. Không có trạng ngữ. B. Một trạng ngữ.

C. Hai trạng ngữ. D. Ba trạng ngữ.

pdf 4 trang Lưu Chiến 15/07/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG : I. PHẦN VĂN BẢN 1. Phạm vi kiến thức: Ngữ liệu Đọc – hiểu mở rộng 2. Yêu cầu: - HS nắm được thể loại, đặc trưng thể loại của ngữ liệu: + Truyện lịch sử: nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. + Văn bản thơ thất ngôn bát cú, tứ tuyệt Đường luật: nhận biết được một số yếu tố thi luật thơ Đường như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. + Văn bản nghị luận : luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu. + Nắm được đặc điểm nội dung, phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng. - Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc của người viết muốn gửi đến người đọc. - Vận dụng phần đọc hiểu để trình bày những vấn đề trong đời sống thực tế. II. PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Phạm vi kiến thức: - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, đảo ngữ - Từ tượng hình, tượng thanh. - Từ Hán Việt, thành ngữ Hán Việt. - Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ ngữ và lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái. 2. Yêu cầu: - Nắm vững khái niệm, dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các kiến thức tiếng Việt trên. - Có kĩ năng vận dụng kiến thức làm các bài tập thực hành. III. PHẦN VIẾT + Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trung đại, thơ trào phúng) + Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Chung tay bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, ở trường học; Tích cực tham gia các hoạt động công ích vì cộng đồng; Hoạt động thiện nguyện, ảnh hưởng của mạng xã hội đến các bạn trẻ, tình trạng nghiện game ). Yêu cầu: HS nắm vững đặc điểm dạng bài văn trên, vận dụng để tạo lập văn bản. B. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Cấu trúc đề: Trắc nghiệm (2 điểm) + Tự luận (8 điểm) - Thời gian làm bài: 90 phút C. ĐỀ THI MINH HỌA: I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Gần trưa, Chiêu Minh Vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. [ ] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán: - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ: - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.
  2. Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. Này đây quân Thánh Dực túc vệ thượng đô của Trần Bình Trọng, những người lính nổi tiếng võ giỏi, gan dạ nhất kinh thành. Này đây đội quân cưỡi ngựa của Chiêu Văn Vương ăn mặc gọn gàng, duyên dáng với viên tướng giáo luyện Triệu Trung trong bộ quân phục Tống. Này đây đội quân thiếu niên Trần Quốc Toản đứng dưới ngọn cờ lớn mang sáu chữ kiêu hãnh “Phá giặc dữ, báo ơn vua”. Này đây đội tượng binh của hương Vạn Kiếp xếp thành một khối đen to và hục hặc. Này đây đội quân lộ quá Hóa đeo nỏ ngang vai. Này đây đội quân của Chiêu Minh vương, của Hưng Vũ Vương, của Trung Thành Vương Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn: - Bớ ba quân! Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp: - Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. - Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: [ ] - Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. (Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng / Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba. C. Ngôi kể thứ hai. D. Ngôi kể linh hoạt. Câu 2. Kiếm Thượng Phương mà Nhân Tông ban cho Trần Quốc Tuấn có quyền uy gì? A. Quyền chém trước tâu sau. B. Quyền thống lĩnh ba quân. C. Quyền chỉ huy tướng sĩ. D. Quyền điều binh khiển tướng . Câu 3. Có mấy trạng ngữ trong câu văn sau: “Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới.”? A. Không có trạng ngữ. B. Một trạng ngữ. C. Hai trạng ngữ. D. Ba trạng ngữ. Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở?
  3. A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược. B. Vì đây là buổi lễ thể hiện quyền uy, tài năng của Trần Nhân Tông. C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung. D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử của các tướng sĩ trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Câu 5. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn: “Không khí trang trọng đến tức thở”? A. Nói quá B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Liệt kê Câu 6. Lời nào dưới đây là của nhân vật vua Trần Nhân Tông? A. - Bớ ba quân! B. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. C. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. D. - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công Câu 7. Câu nói: “- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” cho thấy điều gì ở nhân vật Trần Quốc Tuấn? A. Yêu nước, thương dân, kiên quyết diệt trừ kẻ phản nước hại dân B. Yêu nước, thương dân, có tấm lòng khoan dung, nhân hậu C. Yêu nước, thương dân, có tài dụng binh như thần D. Yêu nước, thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng Câu 8. Theo em, từ “giang sơn” thuộc nhóm từ nào dưới đây? A. Từ địa phương. B. Từ toàn dân. C. Từ Hán Việt. D. Từ mượn từ ngôn ngữ Ấn – Âu. Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn sau: Này đây đội tượng binh của hương Vạn Kiếp xếp thành một khối đen to và hục hặc. Này đây đội quân lộ quá Hóa đeo nỏ ngang vai. Này đây đội quân của Chiêu Minh vương, của Hưng Vũ vương, của Trung Thành vương. Câu 3. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng mà em đã được học hoặc yêu thích. Hết BGH DUYỆT TTCM DUYỆT NHÓM TRƯỞNG NHÓM NGỮ VĂN 8 Khúc Thị Thanh Hiền Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Ngọc Hiển