Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ninh Chi

Câu 1. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?

A. Gia Long. B. Minh Mệnh. C. Thành Thái. D. Duy Tân.

Câu 2. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây?

A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật. D. Hình thư.

Câu 3. Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây?

A. Trịnh Hoài Đức. B. Nguyễn Hữu Cảnh.

C. Nguyễn Công Trứ. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 4. Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có sông tắm mát có nghề làm tranh”

A. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh). B. Làng Chu Đậu (Hải Dương).

C. Làng Bát Tràng (Hà Nội). D. Làng Sình (Thừa Thiên Huế).

Câu 5. Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi. B. Bình Định.

C. Khánh Hòa. D. Thừa Thiên Huế.

Câu 6. Thực dân Pháp dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Công giáo.

B. Nhà Nguyễn không cho tàu của thương nhân Pháp vào tránh bão.

C. Nhà Nguyễn tịch thu và đốt thuốc phiện của thương nhân Pháp.

D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Véc-xai.

Câu 7. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là

A. Nguyễn Lâm. B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.

docx 5 trang Lưu Chiến 08/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ninh Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_l.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Ninh Chi

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Phân môn Lịch sử Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896 Phân môn Địa lí Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam Bài 10. Sinh vật Việt Nam Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam. Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: I. Trắc nghiệm Phân môn Lịch sử Câu 1. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh? A. Gia Long. B. Minh Mệnh. C. Thành Thái. D. Duy Tân. Câu 2. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây? A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 3. Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây? A. Trịnh Hoài Đức. B. Nguyễn Hữu Cảnh. C. Nguyễn Công Trứ. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 4. Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây? “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh” A. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh). B. Làng Chu Đậu (Hải Dương). C. Làng Bát Tràng (Hà Nội). D. Làng Sình (Thừa Thiên Huế). Câu 5. Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Thừa Thiên Huế.
  2. Câu 6. Thực dân Pháp dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Công giáo. B. Nhà Nguyễn không cho tàu của thương nhân Pháp vào tránh bão. C. Nhà Nguyễn tịch thu và đốt thuốc phiện của thương nhân Pháp. D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Véc-xai. Câu 7. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là A. Nguyễn Lâm. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 8. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 9. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”? A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. C. Võ Duy Dương. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 10. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt. B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình. C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam. D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì. Câu 11. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình. C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam. D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì. Câu 12. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi, xuống chiếu Cần vương. B. Phái chủ chiến tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá. C. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri. Câu 13. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: “Vua nào chính trực anh hào, Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?” A. Vua Khải Định. B. Vua Hàm Nghi. C. Vua Duy Tân. D. Vua Đồng Khánh. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)? A. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
  3. B. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết. C. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. D. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn. Câu 15. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) có điểm tương đồng về A. khuynh hướng đấu tranh. B. xuất thân người lãnh đạo. D. phương hướng đấu tranh. C. phạm vi hoạt động. Phân môn Địa lí Câu 1. Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây? A. Vùng đồng bằng. B. Vùng trung du. C. Vùng miền núi cao. D. Vùng ven biển. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng? A. Lớp phủ thổ nhưỡng dày. B. Hình thành các loại đất Feralit. C. Quá trình tích luỹ oxit sắt, oxit nhôm tạo các tầng kết von, đá ong ở vùng núi. D. Gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi ở vùng núi; bồi tụ ở vùng đồng bằng. Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam? A. Việt Nam có 3/4 diện tích đồi núi, có độ dốc cao. B. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp. C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt. D. Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt nương làm rẫy. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam? A. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật. B. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật. C. Suy giảm nguồn gen. D. Suy giảm hệ sinh thái. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên sinh vật Việt Nam phong phú, đa dạng? A. Nước ta nằm ở vị trí giao thao của các luồng sinh vật. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, đất đai đa dạng C. Quá trình hình thành lãnh thổ lâu dài, con người mở rộng phân bố sinh vật. D. Biến đổi khí hậu. Câu 6. Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. B. Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên. C. Xử lí chất thải sinh hoạt và sản xuất. D. Săn bắt động vật hoang dã trái phép. Câu 7. Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây? A. Xin-ga-po. B. Phi-lip-pin. C. Đông Ti-mo. D. Ma-lai-xi-a. Câu 8. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng A. 21 điểm có toạ độ xác định. B. 20 điểm có toạ độ xác định. C. 23 điểm có toạ độ xác định. D. 22 điểm có toạ độ xác định. Câu 9. Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây? A. Cận nhiệt gió mùa. B. Ôn đới gió mùa. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Xích đạo ẩm.
  4. Câu 10. So với môi trường trên đất liền, môi trường biển đảo có điểm gì khác biệt? A. Có thể chia cắt được. B. Môi trường đảo dễ bị suy thoái hơn. C. Môi trường đảo khó bị suy thoái hơn. D. Không chịu sự tác động của con người. Câu 11. Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây? A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo. B. Khai thác và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo. C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo. D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo. Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng khi phản ánh đúng về tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam? A. Sinh vật vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng cao. B. Dầu mỏ và khí tự nhiên tập tring ở các bể trong vùng thềm lục địa. C. Vùng biển Việt Nam không thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu. D. Vùng biển, đảo của Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển du lịch. Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển? A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt. B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình. C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú. D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều. Câu 14. Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào sau đây? A. Điện gió và thủy triều. B. Thủy điện và nhiệt điện. C. Thủy triều và thủy điện. D. Chỉ có điện Mặt Trời. Câu 15. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam A. bị suy thoái nghiêm trọng. B. không đạt tiêu chuẩn cho phép. C. có nhiều biến động qua các năm. D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động. II. Tự luận Phân môn Lịch sử Câu 1. Hãy cho biết việc làm của vua Gia Long và Minh Mạng đối với việc thực thi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Câu 2. Trình bày một số hiểu biết của em về bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ. Câu 3. hãy cho biết hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc. Câu 4. Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Câu 5. Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Phân môn Địa lí Câu 1: Phân tích đặc điểm của đất feralit, phù sa và giá trị sử dụng các loại đất trên trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Câu 2: Hãy chứng minh sự đa dạng sinh vật ở Việt nam. Vì sao sinh vật ở nước ta phong phú, đa dạng? Câu 3: Hãy nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 - 2020?
  5. Bảng: Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 - 2020 Năm 1943 1983 2020 Diện tích rừng ( triệu ha) 14,3 6,8 10,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm) Câu 4: Trình bày những giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta? Liên hệ với bản thân? Câu 5: Trình bày các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 50 % tự luận + 50% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Ninh Chi