Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thùy Vân

Đề 1: Đọc văn bản sau:

  1. Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác.

Đêm đã khuya, núi rừng, chim muông từ lâu đã im lặng. Bản làng ở xa, cơ quan ở gần, từ lâu cũng đã ngủ yên. Đêm có trăng, sáng và mát. Gió cũng ngừng. Cây cối im lìm không động. Cảnh vật như lắng suy.

(2) Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

[…] Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của cảnh khuya bị phá vỡ. Hóa ra lại không. Cũng như tiếng gõ cửa ban đêm trong thơ Giả Đảo1, tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm càng tăng thêm cái tĩnh mĩnh, sâu lắng của cảnh khuya.

Tiếng suối rất trong ấy văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát nghe xa đồng vọng, có quãng cách gạn lọc, không hay cũng hóa dịu êm. Đã nghe suối chảy thành lời hát, tiếng suối thành giọng người thì tiếng hát tất nhiên là đẹp, là hay. […]

Nguyễn Du2, Bạch Cư Dị3 so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ4 lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền5. Những tác giả này không miêu tả trực tiếp tiếng suối.

Chỉ có Nguyễn Trãi ví tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải là ngẫu nhiên: Nguyễn Trãi so sánh âm nhạc, Bác Hồ cũng không lạ chi lĩnh vực này. Và tiếng hát đó như một hồi âm vọng về, liên tưởng tới một giọng hát từng lưu lại trong kí ức hay là sản phẩm của trí tưởng tượng trong khoảnh khắc trời khuya. Dù sao đó vẫn là một hồi âm, một tưởng tượng mĩ lệ xứng đáng với một tâm hồn đẹp và một cảnh khuya tao nhã.

[...]

(Lê Trí Viễn, trích Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”, theo Đến với thơ hay, NXB Giáo dục, 1997)

* Chú thích:

1 Giả Đảo (779 – 843): nhà thơ Trung Quốc, thời Đường

2 Nguyễn Du (1766 – 1820): đại thi hào của dân tộc Việt Nam

3 Bạch Cư Dị (772 – 846): một trong ba nhà thơ lớn của Trung Quốc, thời Đường.

4 Thế Lữ (1907 – 1989): nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới của Việt Nam

5 Ngọc tuyền: suối ngọc (tuyền: suối)

Lựa chọn đáp án đúng từ câu 1 – 8:

Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nghị luận nào?

A. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống

B. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm truyện

C. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm thơ

D. Kết hợp cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

  1. Thuyết minh B. Nghị luận

C. Tự sự D. Biểu cảm

doc 7 trang Lưu Chiến 08/07/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thùy Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_na.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thùy Vân

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2023- 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: PHẦN I. VĂN BẢN: 1. Yêu cầu chung: Học sinh ôn tập các văn bản: TT Thể loại 1. Thơ Đường luật 2. Truyện lịch sử và tiểu thuyết 3. Nghị luận văn học 2. Cụ thể: Học sinh cần nắm vững: - Đặc điểm của các thể loại và yếu tố liên quan đến thể loại: Thơ Đường luật, truyện lịch sử, tiểu thuyết và nghị luận văn học - Vận dụng những kiến thức đã học ở từng thể loại để làm bài. PHẦN II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập các kiến thức tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan: Nội dung Yêu cầu cần đạt 1. Biện pháp tu - Nhận diện được các biện pháp từ : - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản - Đảo ngữ - Câu hỏi tu từ - So sánh 2. Từ tượng - Nhận diện và phân biệt từ tượng hình tượng thanh hình, tượng - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản thanh 3. Câu khẳng - Nhận diện và phân biệt kiểu câu định và phủ - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản Nhận diên định PHẦN III. TẬP LÀM VĂN Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học: Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Đề 1: Đọc văn bản sau: (1) Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác. Đêm đã khuya, núi rừng, chim muông từ lâu đã im lặng. Bản làng ở xa, cơ quan ở gần, từ lâu cũng đã ngủ yên. Đêm có trăng, sáng và mát. Gió cũng ngừng. Cây cối im lìm không động. Cảnh vật như lắng suy. (2) Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối: Tiếng suối trong như tiếng hát xa [ ] Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của cảnh khuya bị phá vỡ. Hóa ra lại không. Cũng như tiếng gõ cửa
  2. ban đêm trong thơ Giả Đảo 1, tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm càng tăng thêm cái tĩnh mĩnh, sâu lắng của cảnh khuya. Tiếng suối rất trong ấy văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát nghe xa đồng vọng, có quãng cách gạn lọc, không hay cũng hóa dịu êm. Đã nghe suối chảy thành lời hát, tiếng suối thành giọng người thì tiếng hát tất nhiên là đẹp, là hay. [ ] Nguyễn Du2, Bạch Cư Dị3 so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ4 lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền 5. Những tác giả này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi ví tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải là ngẫu nhiên: Nguyễn Trãi so sánh âm nhạc, Bác Hồ cũng không lạ chi lĩnh vực này. Và tiếng hát đó như một hồi âm vọng về, liên tưởng tới một giọng hát từng lưu lại trong kí ức hay là sản phẩm của trí tưởng tượng trong khoảnh khắc trời khuya. Dù sao đó vẫn là một hồi âm, một tưởng tượng mĩ lệ xứng đáng với một tâm hồn đẹp và một cảnh khuya tao nhã. [ ] (Lê Trí Viễn, trích Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”, theo Đến với thơ hay, NXB Giáo dục, 1997) * Chú thích: 1 Giả Đảo (779 – 843): nhà thơ Trung Quốc, thời Đường 2 Nguyễn Du (1766 – 1820): đại thi hào của dân tộc Việt Nam 3 Bạch Cư Dị (772 – 846): một trong ba nhà thơ lớn của Trung Quốc, thời Đường. 4 Thế Lữ (1907 – 1989): nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới của Việt Nam 5 Ngọc tuyền: suối ngọc (tuyền: suối) Lựa chọn đáp án đúng từ câu 1 – 8: Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nghị luận nào? A. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống B. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm truyện C. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm thơ D. Kết hợp cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? A.Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 3. Đoạn trích bàn về vấn đề gì? A.Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya B.Vẻ đẹp của tiếng suối trong câu thơ thứ nhất của bài thơ Cảnh khuya C.Vẻ đẹp của trăng, cây và hoa trong câu thơ thứ hai.trong bài thơ Cảnh khuya D.Vẻ đẹp của hình ảnh người chưa ngủ trong hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya Câu 4. Ý nào nói đúng về nội dung của đoạn (1) trong đoạn trích trên? A.Giới thiệu về xuất xứ và ấn tượng chung về bài thơ Cảnh khuya B.Giới thiệu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya C.Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya D.Trình bày cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya Câu 5. Để làm rõ vấn đề bàn luận, tác giả bài viết đã sử dụng những lí lẽ nào?
  3. A.Tiếng suối trong như tiếng hát xa B.Tiếng suối trong thơ Hồ Chí Minh vẫn là một hồi âm, một tưởng tượng xứng đáng với một tâm hồn đẹp và một cảnh khuya tao nhã. C.Những tác giả như Nguyễn Du, Bạch Cư Dị không miêu tả trực tiếp tiếng suối còn Hồ Chí Minh miêu tả trực tiếp. D. Tiếng suối văng vẳng, mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa; tiếng suối làm tăng thêm cái tĩnh mịch, sâu lắng của đêm khuya. Câu 6. Tác dụng của cách bình luận so sánh (so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề) trong đoạn trích trên là gì? A.So sánh sự khác nhau để thấy được cách thể hiện của Hồ Chí Minh hay hơn những nhà thơ khác. B.So sánh sự giống nhau để thấy được cách thể hiện hay và độc đáo của Hồ Chí Minh. C.So sánh để mở rộng, xoáy sâu vào những điểm tương đồng và khác biệt, giúp người đọc cảm nhận được sức khơi gợi của các hình ảnh mà tác giả Hồ Chí Minh sử dụng trong bài thơ D.Tất cả các đáp án trên Câu 7. Đâu là bằng chứng mà tác giả nhắc đến có hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này (câu thơ của Hồ Chí Minh)? A.Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Nguyễn Trãi) B.Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. (Nguyễn Du) C.Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền/ Êm như gió thoảng cung tiên (Thế Lữ) D. Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt/ Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ (Bạch Cư Dị) Câu 8. Biện pháp tu từ nào trong câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” được người viết đặc biệt quan tâm khi phân tích? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nói quá Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có nhận xét gì về thái độ, quan điểm của tác giả bài viết được thể hiện trong đoạn trích? Câu 10. Theo em, việc đọc đoạn trích của văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya” giúp ích gì cho em trong việc đọc và cảm nhận bài thơ Cảnh khuya? Từ đó, em hãy chỉ ra tác dụng của việc đọc hiểu văn bản nghị luận văn học trong việc đọc và cảm nhận một tác phẩm văn học. Trả lời trong một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng. II. Làm văn Viết bài văn phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. *Chú thích:
  4. Tháng 2 năm 1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này. ĐỀ SỐ 02 I. Đọc hiểu Đọc văn bản sau: NẮNG MỚI, ÁO ĐỎ VÀ NÉT CƯỜI ĐEN NHÁNH (Về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Lê Quang Hưng) [ ] (1) Đối với mỗi con người, tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng mà gần gũi nhất. Bao kỉ niệm tươi vui hoặc đau buồn của tình cảm ấy không ít khi làm cho ta thổn thức. Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. Bài thơ có chất mộng của hoài niệm, của tâm trạng “chập chờn sống lại” nhưng rất thành thực, thành thực đến mức kì lạ. Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.[ ] (2) Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian. Cái nắng đầu mùa, mỗi năm chỉ có một lần, báo hiệu đã hết những tháng ngày lạnh ẩm. Thời điểm ấy, trong cuộc đời mỗi con người, cuộc sống một gia đình, dễ nhớ kĩ, nhớ sâu lắm. Bởi nó gắn với sự bừng nở, sự rộng rãi, phơi phóng. Nỗi nhớ của Lưu Trọng Lư cũng được gợi lên từ đó. Song có một điều lạ: Nắng mới lúc này sao mà buồn, mà mông lung đến thế. Nói khác đi, ngay khi đặt bút viết Nắng mới, thi sĩ đã chập chờn sống trong cõi mộng: Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Ai từng ở làng quê mới thấy những trưa hè tĩnh lặng, trống vắng đến dường nào. Cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ thêm rõ cái tĩnh, vẻ mông lung mà thôi. Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm, một tâm trạng quạnh hiu, xa vắng. “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” – nhịp điệu thơ trôi nhẹ như ru hồn về một thời xa xăm. Chữ “ngày không” đầy sức gợi. Nó tương tự như “chiều thưa” trong “Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần” ở bài Thơ duyên của Xuân Diệu. Phải chăng đó là những ngày vắng lặng, đơn điệu, chẳng có sự kiện gì đáng nhớ? Mà chính vì thế, hình dáng, việc làm của người mẹ ở những “ngày không” càng ám ảnh đứa con đa cảm. “Mỗi lần” lại nhắc nhớ “mỗi lần”. Nói là “chập chờn sống lại” nhưng người con nhớ rõ lắm. Nhớ tiếng reo của nắng mới tưng bừng ngoài nội. Nhớ màu áo mẹ từng đưa phơi trước giậu: Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
  5. Cái nắng mới của hoài niệm này nao nức, tươi vui bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng hơn, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Từ “nắng mới hắt bên song” nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ người mẹ phơi áo trước giậu. Cứ thế, nỗi nhớ ngày một thành hình, ngày một rõ hơn. (3) Sang khổ thơ cuối, cảnh và tình mới thật quấn quyện, mới thật là “thi trung hữu họa”: Hình dáng me tôi chửa xóa mờ Vẫn còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. Dáng vào ra của người mẹ như đang hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng đứa con đa cảm. Chi tiết gây ấn tượng nhất trong Nắng mới là “nét cười đen nhánh” của người mẹ. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”. Lại “đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Nét cười ấy lại thêm sáng, thêm duyên khi thấp thoáng “sau tay áo”. Chính vì thấp thoáng thế nào mà nó càng đáng nhớ, càng được nhớ lâu, nhớ mãi. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thể nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc: Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng (Bên kia sông Đuống, 1948) Với Lưu Trọng Lư, khuôn mặt, nét cười đáng kính, đáng yêu của người mẹ cứ thấp thoáng trong một không gian ấy thôi: “Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”. “Nắng mới” và “giậu thưa” quả là đã thành một thời gian – không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ Có thể nói, mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong “những ngày không” đi suốt cuộc đời với nhà thơ. (Theo Đến với tác phẩm văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007) Lựa chọn đáp án đúng từ 1 – 8: Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nghị luận nào? A. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống B. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm truyện C. Nghị luận văn học bàn về một tác phẩm thơ D. Kết hợp cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học Câu 2. Văn bản bàn về vấn đề gì? A. Hình ảnh “nắng mới”, “áo đỏ” và ‘nét cười đen nhánh” trong việc thể hiện nỗi niềm nhớ mẹ ở bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư) B. Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư) C. Nỗi niềm thương nhớ mẹ trong bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư) D. Những điểm giống và khác nhau về nỗi niềm thương nhớ mẹ của bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư) so với các bài thơ khác. Câu 3. Ý nào không đúng khi nói về cách nêu dẫn chứng của đoạn trích?
  6. A. Trích dẫn nguyên văn các khổ thơ B. Trích dẫn các từ ngữ, các hình ảnh thơ trong văn bản “Nắng mới” C. Trích dẫn thơ ngoài văn bản để so sánh D. Trích dẫn nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu Câu 4. Tác giả Lê Quang Hưng phân tích bài thơ “Nắng mới” theo trình tự nào để làm sáng tỏ vấn đề bàn luận? A. Bám sát phân tích lần lượt nội dung và nghệ thuật của từng câu thơ trong bài thơ B. Bám sát phân tích lần lượt nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ trong bài thơ C. Lần lượt phân tích các hình ảnh tiêu biểu qua các khổ thơ trong bài thơ D. Phân tích nghệ thuật rồi đến nội dung của các khổ thơ trong bài thơ Câu 5. Ý nào khái quát nhất về luận điểm mà người viết đưa ra trong phần (2) của văn bản? A. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ 1, 2 của bài thơ Nắng mới B. Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian C. Vẻ đẹp và sức gợi của các hình ảnh “nắng mới”, “áo đỏ” trong mạch chảy của nỗi niềm nhớ mẹ D. Nỗi nhớ mẹ ngày càng lớn và rõ nét hơn trong tâm tưởng nhân vật trữ tình Câu 6. Ý nào không phải là lí lẽ để làm sáng tỏ cho luận điểm mà người viết nêu ra trong phần (2) của văn bản? A. Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian Nắng mới lúc này sao mà buồn, mà mông lung đến thế. B. “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” – cái nắng mới của hoài niệm nao nức, tươi vui bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu. C. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng hơn, ấm nóng hơn – gợi điểm nhấn trong nỗi nhớ về tuổi thơ, về người mẹ của nhân vật trữ tình. D. Hình ảnh trưa nắng cùng người mẹ rong ruổi trên cánh đồng quê gợi lên kí ức sâu đậm về người mẹ, về tuổi thơ của nhân vật trữ tình. Câu 7. Ý nào khái quát nhất về luận điểm mà tác giả đưa ra trong phần (3) của văn bản? A. Liên hệ, kết nối với các bài thơ khác về nỗi niềm thương nhớ mẹ B. Vẻ đẹp và sức gợi của hình ảnh “nét cười đen nhánh” làm sắc nét thêm hình ảnh mẹ - tâm điểm của nỗi nhớ C. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ cuối của bài thơ Nắng mới D. Tác giả bài viết không đưa ra luận điểm nào trong phần (3) của văn bản Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của đoạn trích? A. Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản B. Bố cục văn bản lô gich, mạch lạc, giúp cho người đọc tiện theo dõi
  7. C. Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu) D. Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị tư tưởng của tác phẩm Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu nghị luận của đoạn trích trên. Câu 10. Em ấn tượng với hình ảnh nào nhất trong bài thơ “Nắng mới” (Lưu Trọng Lư)? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó. (Viết câu trả lời từ 3 – 5 câu). II. Làm văn Viết bài văn phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh Nguyên tiêu Dịch thơ: Phiên âm: Rằm tháng giêng Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Giữa dòng bàn bạc việc quân, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. *Chú thích: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác năm 1948 khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 80% tự luận + 20% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Lê Thùy Vân