Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Huyền Ngọc

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng sinh lý. D. Tác dụng phát sáng.

Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.

B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.

C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.

D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.

Câu 3: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy. B. Acquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin

Câu 4: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

A. thế năng. B. động năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng.

Câu 5: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng sự đối lưu.

C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một hình thức khác.

Câu 6: Cơ thể người được phân chia thành những phần nào?

A. 3 phần : đầu, thân và chân. B. 2 phần : đầu và thân

C. 3 phần : đầu, thân và các chi. D. 3 phần : đầu, cổ và thân

Câu 7: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?

A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp

C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ bài tiết.

Câu 8: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng?

A. Cơ liên sườn. B. Cơ ức đòn chum.

C. Cơ hoành. D. Cơ nhị đầu.

Câu 9: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua hệ cơ quan nào?

A. Hệ tiêu hóa, hệ vận động. B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

C. Hệ hô hấp, hệ vận động. D. Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp

docx 4 trang Lưu Chiến 08/07/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Huyền Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lo.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Huyền Ngọc

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 NĂM HỌC: 2023- 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Chương V: Điện. 2. Chương VI: Nhiệt. 3. Chương VII: Sinh học cơ thể người. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng sinh lý. D. Tác dụng phát sáng. Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp có cơn dông. Câu 3: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy. B. Acquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin Câu 4: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là A. thế năng. B. động năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng. Câu 5: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng sự đối lưu. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một hình thức khác. Câu 6: Cơ thể người được phân chia thành những phần nào? A. 3 phần : đầu, thân và chân. B. 2 phần : đầu và thân C. 3 phần : đầu, thân và các chi. D. 3 phần : đầu, cổ và thân Câu 7: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ bài tiết. Câu 8: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng? A. Cơ liên sườn. B. Cơ ức đòn chum. C. Cơ hoành. D. Cơ nhị đầu. Câu 9: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua hệ cơ quan nào? A. Hệ tiêu hóa, hệ vận động. B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. C. Hệ hô hấp, hệ vận động. D. Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp. Câu 10: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ? A. Bóng đái. B. Phổi. C. Thận. D. Dạ dày. Câu 11: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là: A. Fe (iron). B. Ca (calcium). C. P (phosphorus). D. Mg (magnesium).
  2. Câu 12: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của: A. Các tuyến tiêu hóa. B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa C. Hoạt động của các enzyme. D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Câu 13: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá? A. Vitamin. B. Ion khoáng. C. Carbohydrat. D. Nước Câu 14: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá? A. Thanh quản. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan. Câu 15: Phần lớn chất dinh dưỡng được hấp thụ qua cơ quan nào sau đây? A. Ruột non. B. Ruột già. C. Dạ dày. D. Khoang miệng. Câu 16: Thứ tự các loại thực phẩm xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng hợp lý là: A. Ngũ cốc => rau củ => trái cây => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối. B. Rau củ => muối => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => trái cây. C. Rau củ => đường => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => trái cây => muối. D. Ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => rau củ => trái cây => dầu mỡ => đường => muối. Câu 22: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây? A. Đồ ăn chiên rán. B. Nước uống có ga. C. Bia rượu. D. Rau củ, hoa quả. Câu 23: Nhóm máu nào dưới đây KHÔNG tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB. Câu 24: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 25: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ? A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO Câu 26: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương Câu 27: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ? A. Nước mô. B. Máu. C. Dịch bạch huyết. D. Dịch nhân. Câu 28: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ? A. Khí nitrogen. B. Khí carbon dioxide. C. Khí oxygen. D. Khí hydrogen. Câu 29: Khi chúng ta thở ra thì A. cơ liên sườn ngoài co. B. cơ hoành co. C. thể tích lồng ngực giảm. D. thể tích lồng ngực tăng. Câu 30: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ? A. Hệ tiêu hoá. B. Hệ sinh dục. C. Hệ bài tiết. D. Hệ tuần hoàn. Câu 31: Sản phẩm bài tiết của thận là gì ? A. Nước mắt. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Mồ hôi. Câu 32: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ? A. Ăn quá mặn, quá chua. B. Uống nước vừa đủ. C. Đi tiểu khi có nhu cầu. D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc.
  3. Câu 33: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic). A. 80% . B. 70%. C. 90% . D. 60%. Câu 34: Cận thị là A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần. C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Câu 35: Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ? 1. Do cầu mắt quá dài. 2. Do cầu mắt ngắn. 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa. 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần. A. 1, 2, 3 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 36: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ? A. Màng giác. B. Thủy dịch. C. Dịch thủy tinh. D. Thể thủy tinh II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh ở cơ thể người. Câu 2: Em hãy xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong hình dưới đây. Câu 3: Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu. Câu 4: Cho đoạn thông tin: Khi cơ thể hít phải khí CO, khí này khuếch tán vào máu và liên kết với nguyên tử sắt của hemoglobin (Hb), làm cho Hb không liên kết được với O 2. Khả năng kết hợp giữa Hb và CO cao gấp 200 lần so với O2, do đó khi hít phải một lượng CO rất nhỏ vẫn gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu. Ngộ độc CO với lượng ít cũng có thể hôn mê và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đoạn thông tin trên, em hãy giải thích vì sao chúng ta không nên sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Câu 5: Một người đàn ông đi khám bệnh, bác sĩ chỉ định phải xét nghiệm máu. Khi nhận được kết quả xét nghiệm chỉ số sinh lí, sinh hóa máu như sau: Tên xét nghiệm Kết quả Chỉ số bình thường Đơn vị Định lượng glucose 9,8 3,9 – 6,4 mmol/l (máu) Định lượng uric acid 171 Nam: 210 – 420 μmol/l (máu) Nữ: 150 – 350
  4. Em có nhận xét gì về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp. Câu 6: Vẽ sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu ở người. Giải thích vì sao nhóm nhóm O là nhóm máu “ chuyên cho” , nhóm máu AB là nhóm máu “chuyên nhận”. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Mai Hằng Ngô Thị Huyền Ngọc