Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024

Câu 1: Có 3 quả cầu mang điện A, B và C tương tác với nhau (hình vẽ). Điện tích của quả cầu B và C lần lượt là

A. dương, âm. B. âm, dương. C. âm, âm. D. dương, dương.

Câu 2: Hai quả cầu A và B đẩy nhau (hình vẽ). Quả cầu B mang điện tích

A. âm. B. dương. C. không mang điện.

Câu 3: Hai quả cầu A và B hút nhau (hình vẽ). Quả cầu B mang điện tích

A. âm. B. dương. C. không mang điện.

Câu 4: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

A. các electron. B. các điện tích dương. C. các hạt mang điện. D. các điện tích âm.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện?

A. Pin. B. Máy phát điện. C. Quạt điện. D. Acquy.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây dẫn điện?

A. Thuỷ tinh. B. Sắt. C. Nhựa. D. Gỗ.

Câu 7: Vật liệu nào sau đây cách điện?

A. Đồng. B. Nhôm. C. Bạc. D. Sứ.

Câu 8: Kí hiệu sau đây là của thiết bị nào trong mạch điện?

A. Điốt. B. Chuông điện. C. Biến trở. D. Bóng đèn.

pdf 8 trang Lưu Chiến 03/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN KHTN 8 NĂM HỌC 2023 – 2024 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC. 1. Bài 20: Sự nhiễm điện 2. Bài 21: Mạch điện 3. Bài 22: Tác dụng của dòng điện 4. Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế 5. Bài 24: Năng lượng nhiệt 6. Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt 7. Bài 26: Sự nở vì nhiệt 8. Bài 27: Khái quát về cơ thể người 9. Bài 28: Hệ vận động ở người 10. Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người 11. Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người 12. Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn B. CÂU HỎI ÔN TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Có 3 quả cầu mang điện A, B và C tương tác với nhau (hình vẽ). Điện tích của quả cầu B và C lần lượt là A. dương, âm. B. âm, dương. C. âm, âm. D. dương, dương. Câu 2: Hai quả cầu A và B đẩy nhau (hình vẽ). Quả cầu B mang điện tích A. âm. B. dương. C. không mang điện. Câu 3: Hai quả cầu A và B hút nhau (hình vẽ). Quả cầu B mang điện tích
  2. A. âm. B. dương. C. không mang điện. Câu 4: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của A. các electron. B. các điện tích dương. C. các hạt mang điện. D. các điện tích âm. Câu 5: Thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Máy phát điện. C. Quạt điện. D. Acquy. Câu 6: Vật liệu nào sau đây dẫn điện? A. Thuỷ tinh. B. Sắt. C. Nhựa. D. Gỗ. Câu 7: Vật liệu nào sau đây cách điện? A. Đồng. B. Nhôm. C. Bạc. D. Sứ. Câu 8: Kí hiệu sau đây là của thiết bị nào trong mạch điện? A. Điốt. B. Chuông điện. C. Biến trở. D. Bóng đèn. Câu 9: Kí hiệu nào sau đây là của cầu chì trong mạch điện? A. B. C. D. Câu 10: Thiết bị sau đây có kí hiệu trong mạch là A. B. C. D. Câu 11: Hình ảnh sau đây là của thiết bị điện nào?
  3. A. Cầu chì. B. Chuông điện. C. Công tắc. D. Rơle. Câu 12: Để có dòng điện chạy trong một mạch kín thì trong mạch nhất thiết phải có A. cầu chì. B. công tắc. C. bóng đèn. D. nguồn điện. Câu 13: Các thiết bị điện nào sau đây có tác dụng bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố xảy ra? A. Cầu chì. B. Bóng đèn. C. Chuông điện. D. Điốt phát quang. Câu 14: Mạch điện sau đây không có thiết bị điện nào? A. Cầu chì. B. Nguồn điện. C. Bóng đèn. D. Biến trở. Câu 15: Sơ đồ mạch điện nào sau đây chính xác? A. B. C. D. Câu 16: Thiết bị nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Máy giặt. B. Quạt điện. C. Nồi cơm điện. D. Đèn LED. Câu 17: Dòng điện chạy qua thiết bị nào sau đây vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng? A. Đèn dây tóc. B. Bàn là. C. Máy hút bụi. D. Đèn LED. Câu 18: Mạ vàng hoặc mạ bạc một vật bằng kim loại là ứng dụng A. tác dụng hoá học của dòng điện. B. tác dụng phát sáng của dòng điện. C. tác dụng sinh lí của dòng điện. D. tác dụng nhiệt của dòng điện. Câu 19: Trường hợp nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
  4. A. Dòng điện làm quạt quay. B. Dòng điện làm bàn là nóng lên. C. Dòng điện làm đèn bút thử điện sáng. D. Dòng điện làm thần kinh tê liệt. Câu 20: Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong các trường hợp nào sau đây? A. Nồi cơm điện đang nấu. B. Bóng đèn dây tóc đang sáng. C. Tivi đang mở. D. Quạt điện đang chạy. Câu 21: Trong các nhóm liệt kê sau đây, nhóm nào gồm tất cả các thiết bị hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Máy bơm nước, nồi cơm điện, quạt điện, bàn là. B. Nồi cơm điện, ấm điện, bóng đèn dây tóc, bàn là. C. Nồi cơm điện, quạt điện, tivi, tủ lạnh. D. Ấm điện, quạt điện, tivi, bóng đèn dây tóc. Câu 22: Cường độ dòng điện cho biết điều gì? A. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch. B. Độ sáng của một bóng đèn. C. Vật bị nhiễm điện hay không. D. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện. Câu 23: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? A. Vôn (V). B. Ampe (A). C. Héc (Hz). D. Jun (J). Câu 24: Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào? A. Cân. B. Lực kế. C. Vôn kế. D. Ampe kế. Câu 25: Phép đổi đơn vị nào dưới đây là sai? A. 0,85 V = 85 mV. B. 110 V = 0,11 kV. C. 250 mV = 0,25 V. D. 1,5 kV = 1500 V. Câu 26: Giá trị cường độ dòng điện này sau đây khi đi qua cơ thể người chưa gây nguy hiểm tới tính mạng? A. 10 mA. B. 4 mA. C. 80 mA. D. 0,25 A. Câu 27:. Kết quả nào đúng khi đổi kilôvôn ra milivôn? A. 1kV = 1 000 mV B. 1kV = 1000 V C. 1kV = 1 000 000 mV D. 1kV = 100 000 mV Câu 28: Có thể làm tăng nội năng của một vật nếu cho vật tiếp xúc với một vật khác có A. nhiệt độ cao hơn. B. khối lượng lớn hơn. B. thế năng lớn hơn. D. thể tích lớn hơn. Câu 29: Khi chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Khối lượng. B. Nhiệt độ. C. Thể tích. D. Nhiệt năng. Câu 30: Chuyển động nhiệt của các phân tử nước trong cốc sẽ chậm hơn nếu A. làm giảm nhiệt độ của nước trong cốc. B. đun nóng cốc nước. B. rót bớt nước ra để khối lượng nước giảm đi. D. rót thêm nước để khối lượng tăng lên. Hướng dẫn giải: Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh và ngược lại. Câu 31: Nội năng của nước ở trong cốc nào sau đây là lớn nhất?
  5. A. Cốc 1. B. Cốc 2. C. Cốc 3. D. 3 cốc bằng nhau Câu 32: Khả năng dẫn nhiệt của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Kích thước của vật. B. Khối lượng của vật. C. Thể tích của vật. D. Bản chất của vật. Câu 33: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra A. chỉ ở chất rắn. B. ở chất lỏng và chất khí. C. ở chất rắn, chất lỏng và chất khí. D. chỉ ở chất lỏng. Câu 34: Mùa đông, khi sờ tay vào bàn làm bằng nhôm ta thấy lạnh hơn sờ tay vào bàn làm bằng gỗ là do bàn bằng nhôm A. có nhiệt độ thấp hơn bàn bằng gỗ. B. có nhiệt năng nhỏ hơn bàn bằng gỗ. C. dẫn nhiệt tốt hơn bàn bằng gỗ. D. có khối lượng lớn hơn bàn bằng gỗ Câu 35: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần? A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc. B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ. C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ. D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ. Câu 36: Khối không khí trong bình được ngăn cách với bên ngoài bằng một giọt nước màu. Giọt nước di chuyển như thế nào khi ta dùng hai tay áp chặt vào bình cầu? Biết rằng khi này thể tích vỏ bình cầu thay đổi không đáng kể. A. Giọt nước đứng yên. B. Giọt nước chạy lọt vào trong bình. C. Giọt nước di chuyển sang phải. D. Giọt nước di chuyển sang trái. Câu 37: Một thanh ray bằng sắt dài 10 m, khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì chiều dài tăng thêm 0,12 mm. Nếu nhiệt độ tăng thêm 30oC thì chiều dài tăng thêm bao nhiêu? A. 0,36 mm. B. 0,15 mm. C. 0,24 mm. D. 0,12 mm. Câu 38: Hệ cơ quan nào dưới đây có chức năng tiết ra các hormone để điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể? A. Hệ bài tiết. B. Hệ thần kinh. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ nội tiết. Câu 39 : Các cơ quan trong hình ảnh dưới đây thuộc hệ cơ quan nào?
  6. A. Hệ vận động. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ hô hấp. D. Hệ sinh dục. Câu 40: Hình ảnh dưới đây mô tả hệ cơ quan nào? A. Hệ bài tiết. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ vận động. D. Hệ thần kinh. Câu 41: Cột sống ở hình ảnh nào dưới đây không bị cong vẹo? A. B. C. D. Câu 42: Cơ thể có thể mắc bệnh loãng xương nếu như thiếu thành phần nào dưới đây? A. Carbon và aluminium. B. Sulfur và chlorine. C. Calcium và phosphorus. D. Potassium và nitrogen.
  7. Câu 43: Phần xương thân không bao gồm loại xương nào dưới đây? A. Xương tay. B. Xương sườn. C. Xương ức. D. Xương sống. Câu 44: Loại xương nào dưới đây nằm ở phần xương đầu? A. Xương sống. B. Xương tay. C. Xương ức. D. Xương sọ mặt. Câu 45: Loại enzyme nào dưới đây được sử dụng trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng? A. Pepsin. B. Amylase. C. Lipase. D. Protease. Câu 46: Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng loại thực phẩm nào dưới đây? A. Dấm, mẻ. B. Bí xanh. C. Thịt nạc. D. Đậu phụ. Câu 47: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hóa? A. Protein. B. Lipid. C. Carbohydrate. D. Vitamin. Câu 48: Thành phần nào dưới đây chiếm 55% thể tích máu? A. Tiểu cầu. B. Bạch cầu. C. Huyết tương. D. Hồng cầu. Câu 49: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra hiện tượng kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu O. C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB. Câu 50: Kháng thể β có trong huyết tương của nhóm máu nào dưới đây? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB. II. TỰ LUẬN Câu 1: a) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện? b) Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin ), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở. Câu 2: a, Kể tên các cách truyền nhiệt ? mỗi hình thức lấy ví dụ trong thực tế? b) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình. Câu 3: Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao? Câu 4: Một người bị tai nạn lao động được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mất nhiều máu. Bác sĩ chỉ định phải truyền máu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy trong huyết tương nạn nhân có kháng thể anti-A và anti-B, hồng cầu không có kháng nguyên A và B a. Hãy xác định nhóm máu của nạn nhân đó? b. Theo em phải truyền nhóm máu nào cho bệnh nhân ? Vì sao ?
  8. Câu 5: Bác An năm nay 60 tuổi, gần đây bác có biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, ù tai, tim đạp nhanh, đau ngực, khó thở. Bác đã đi khám bệnh và được bác sĩ chuẩn đoán bác bị cao huyết áp. Vận dụng hiểu biết các bệnh về máu và tim mạch, em hãy giúp bác An đề ra biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể, giải thích cơ sở của các biện pháp đó?