Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[…] Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận 14 chiến đấu gay go. Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.

[…]

Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói:

- Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông. Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng. Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:

- Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không?

- Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng khác với ý muốn của chúng.

- Ông lão nói nốt đi!

- Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự quan tâm.

- Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu. Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:

- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?

- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó! Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình:

- Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc 15 phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy!

(Trích: Bên bờ Thiên Mạc - Chương 3, Hà Ân, NXB Kim Đồng)

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?

Câu 2. Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?

Câu 3. Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?

Câu 4. Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?

Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là gì?

Câu 6. Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?

Câu 7. Nêu nhận xét về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?

Câu 8. Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?

docx 6 trang Lưu Chiến 03/07/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP: I. Đọc - hiểu: 1. Chủ đề Bài 1: Câu chuyện của lịch sử. Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển. 2. Yêu cầu kiến thức: a. Nhận biết: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. - Nhận biết được các yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. - Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương. - Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh - Xác định được các biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, đảo ngữ. b. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, chủ đề, nội dung chính của văn bản. - Hiểu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. - Hiểu được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ đã học trong ngữ cảnh. - Hiểu được tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh trong ngữ cảnh. c. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp mà tác giả gửi gắm trong văn bản - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Nêu được việc làm, hành động thể hiện bài học rút ra từ văn bản - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. II. Viết: 1. Kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá). 2. Phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật). B. CẤU TRÚC ĐỀ - 20% trắc nghiệm (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Nguyễn Thị Mai Hương
  2. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận 14 chiến đấu gay go. Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình. [ ] Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói: - Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông. Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng. Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già: - Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không? - Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng khác với ý muốn của chúng. - Ông lão nói nốt đi! - Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự quan tâm. - Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu. Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp: - Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không? - Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó! Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình: - Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc 15 phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy! (Trích: Bên bờ Thiên Mạc - Chương 3, Hà Ân, NXB Kim Đồng) Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên? Câu 2. Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai? Câu 3. Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai? Câu 4. Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
  3. Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là gì? Câu 6. Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò? Câu 7. Nêu nhận xét về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích? Câu 8. Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể? Câu 9. Chi tiết: “Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình: - Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy!” giúp em hiểu gì về tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Trần Bình Trọng về cuộc trò chuyện với ông lão Xuân Đình? Câu 10. Qua hiểu biết về nội dung của văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay. Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: THU ẨM Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy Độ năm ba chén đã say nhè. (Nguyễn Khuyến, Tuyển tập thơ ca Việt Nam) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Câu 2. Tìm các từ tượng hình xuất hiện trong bài thơ? Câu 3. Tác dụng của nghệ thuật đối trong 2 câu thực và 2 câu luận là gì? Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 5. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào? Câu 6. Qua miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào? Câu 7. Hình ảnh “đôi mắt” của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì? Câu 8. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu? Câu 9. Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng? Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Câu 10. Qua bài thơ trên, ta thấy được lòng yêu nước của nhà thơ biểu hiện âm thầm, kín đáo nhưng không kém phần sâu sắc. Em hãy nêu 4 việc làm để thể hiện tình cảm của mình với quê hương? Bài 3: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang (Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh)
  4. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 3: Từ “chông chênh” trong bài thơ trên có nghĩa là gì? Câu 4: Nhận xét về tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện qua câu thơ cuối bài thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”? Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được gieo vần như thế nào? Câu 6: Nhận định xét về con người Bác qua bài thơ trên? Câu 7: Giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Bó” là gì? Câu 8: Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì? Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Câu 9. Nhận xét tâm trạng, cảm xúc của Bác khi ở Pác Bó? Câu 10. Hiểu tấm lòng của Bác thể hiện qua bài thơ trên, em hãy nêu 4 việc làm để thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước? Bài 4: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con. (Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh) Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Câu 2: Trong 4 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Cụm từ “thân sành sỏi” trong bài thơ có nghĩa là gì? Câu 4: Cảm xúc nổi bật trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là gì? Câu 5: Hai câu mở đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” nói về vấn đề gì? Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Câu 6: Nội dung bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là gì? Câu 7: Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau là gì? Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Câu 8: Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" như thế nào? Câu 9. Nêu nội dung chính của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? Câu 10. Từ hiểu biết về nội dung bài thơ trên, em hãy nêu 4 việc làm để thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước? Bài 5: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú
  5. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1: Qua Đèo Ngang là tác phẩm viết theo thể thơ gì? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Qua Đèo Ngang”? Câu 3: Trong bài thơ Qua Đèo Ngang, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào? Câu 4: Hai câu thơ đầu bài thơ diễn tả không gian đèo Ngang như thế nào? Câu 5: Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ thứ ba và thứ tư của bài thơ là gì? Câu 6: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì? Câu 7: Từ nào trong bài thơ gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu của đèo Ngang? Câu 8: Tâm trạng của tác giả như thế nào khi bước tới Đèo Ngang? Câu 9. Nêu nội dung chính của bài thơ “Qua Đèo Ngang”? Câu 10. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Bài 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (1) Bầu trời Hà Nội đục nhờ nhờ. (2) Giá buốt. Tuy sáng đã lâu rồi, nhưng phố xá vẫn như mới thức. Trần Văn và Loan đứng ở vườn hoa Cửa Nam, nhìn những con đường Hàng Đẫy, Hàng Bông, Tràng Thi, Cột Cờ đổ lại. Văn nao nao nhớ cái buổi chiều mùa thu năm ngoái, [ ]. Tai anh còn văng vẳng những lời trong bản Tuyên ngôn Độc lập, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước một bể người cuồn cuộn, một rừng cờ rực đỏ. Ngai vàng của cái nhà Nguyễn ở Huế mà anh rất ghét đổ nhào. Xiềng xích của thực dân Pháp tan vỡ. Một chế độ mới mở ra. Trước đây, anh cứ nghĩ không biết đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới ra khỏi vòng trói buộc. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học nối tiếp nhau thất bại. Anh có ngờ đâu Cách mạng Tháng Tám nổ ra, [ ]. Anh bàng hoàng như mê như say. Anh nhảy nhót trên đường đầy ánh sáng của một mùa thu tuyệt đẹp. Anh ngẩng đầu ngắm lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh cột cờ, nhìn vòm trời xanh lồng lộng. Cây cối hai bên đường reo vui. [ ]. (3) Những ngày vui sao ngắn ngủi. Anh lại đang sống những ngày ngột ngạt, nặng nề. Con đường không còn thênh thang như cái ngày ấy nữa. Anh nhìn lên phía Cột Cờ, nơi quân Pháp đóng. Không thấy động tĩnh gì, nhưng nơi ấy trông rờn rợn, [ ]. Các phố khác thì lác đác vẫn có người, nhưng họ đi lẻ tẻ, âm thầm và như bị đè nặng xuống. Cái thành phố già nua của anh, trải qua nhiều tàn phá của gió bão, [ ] những hàng cây um tùm, ủ rũ, [ ].Anh nắm tay Loan, nói: - Hà Nội đẹp nhất những lúc đau khổ này, Loan có thấy không? Loan vâng khe khẽ một cách lễ phép. Loan còn dè dặt, do cái thói quen của một người tỉnh nhỏ, và cũng do cái lòng tôn kính tự nhiên đối với thầy. Nhưng Loan vui lắm. Trần Văn sẽ giới thiệu anh vào tự vệ. [ ]. (Trích Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng) Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
  6. Câu 2: Đoạn văn (2) người kể chuyện tái hiện lại tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Trần Văn vào thời điểm nào của lịch sử? Câu 3: Tại sao nhân vật Trần Văn lại có suy nghĩ “không biết đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới ra khỏi vòng trói buộc”? Câu 4. Lí do nào khiến Trần Văn cảm thấy “ bàng hoàng như mê như say, mặt bừng bừng nóng. Anh nhảy nhót trên đường đầy ánh sáng của một mùa thu tuyệt đẹp.”? Câu 5: Tìm từ ngữ dùng để diễn tả cảm xúc của nhân vật Trần Văn ở đoạn văn (3 Câu 6: Ở đoạn văn (3), tại sao Trần Văn lại thấy những đổi thay của thành phố Hà Nội như sau: “các phố xá cũ kĩ, chen chúc, chẳng có gì đồ sộ, phủ một màu xám nham nhở, lại có cái đẹp riêng, sắt lại trong một vẻ buồn nghiêm nghị.”? Câu 7. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của phép tu từ đó trong câu:“Cây cối hai bên đường reo vui.” ? Câu 8. Đoạn trích chủ yếu khắc họa nhân vật ở phương diện nào? Câu 9. Vì sao nhân vật Trần Văn và nhân vật Loan nói: “Hà Nội đẹp nhất những lúc đau khổ này”? Câu 10. Qua tìm hiểu đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bài 7: Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan di tích, lịch sử mà em được tham gia. Bài 8: Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà em thích. Bài 9: Viết bài văn phân tích một bài thơ tứ tuyệt Đường luật mà em thích. Chúc các con ôn tập tốt!