Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phạm Văn Quý (Có đáp án)
Câu 1: Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của bộ xương người ?
Câu 2: Có mấy loại khớp xương? Đặc điểm của các loại khớp đó?
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của xương dài? Xương to ra và dài ra do đâu?
Câu 4: Trình bày phương pháp sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay?
Câu 5: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu thàm gia bảo vệ cơ thể ?
Câu 6: Nêu đặc điểm các nhóm máu ở người? Trình bày các nguyên tắc truyền máu?
Câu 7: Để hưởng ứng ngày hiến máu nhân đạo, bác An đã ra phường Phúc Lợi để đăng kí hiến máu. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu đem hiến không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. Hãy cho biết:
a. Lượng máu tối đa trong người bác An có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml?
b. Số lượng hồng cầu của bác An là bao nhiêu?
(Biết rằng bác An nặng 50kg và ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu.)
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phạm Văn Quý (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: SINH HỌC 8 Năm học 2022-2023 A. PHẦN LÝ THUYẾT I. VẬN ĐỘNG 1. Bộ xương 2. Cấu tạo và tính chất của xương 3. Cấu tạo và tính chất của cơ 4. Tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động 5. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương II. TUẦN HOÀN 1. Máu và môi trường trong cơ thể 2. Bạch cầu, miễn dịch 3. Đông máu và nguyên tắc truyền máu B. PHẦN CÂU HỎI Câu 1: Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của bộ xương người ? Câu 2: Có mấy loại khớp xương? Đặc điểm của các loại khớp đó? Câu 3: Cấu tạo và chức năng của xương dài? Xương to ra và dài ra do đâu? Câu 4: Trình bày phương pháp sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay? Câu 5: Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu thàm gia bảo vệ cơ thể ? Câu 6: Nêu đặc điểm các nhóm máu ở người? Trình bày các nguyên tắc truyền máu? Câu 7: Để hưởng ứng ngày hiến máu nhân đạo, bác An đã ra phường Phúc Lợi để đăng kí hiến máu. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu đem hiến không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. Hãy cho biết: a. Lượng máu tối đa trong người bác An có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml? b. Số lượng hồng cầu của bác An là bao nhiêu? (Biết rằng bác An nặng 50kg và ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu.) Câu 8: Dựa vào “hiện tượng mỏi cơ” đã học, hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng “ Chuột rút ” ở các cầu thủ bóng đá? Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Người ra đề cương Phạm Văn Quý Phạm Văn Quý
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: * Bộ xương người gồm 3 phần: - Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt. - Xương thân gồm cột sống và lồng ngực. - Xương chi gồm xương chi trên (xương tay) và xương chi dưới (xương chân). * Chức năng + Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể. + Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan. + Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. Câu 2: * Có 3 loại khớp - Khớp bất động: là loại khớp không cử động được. - Khớp bán động: là những khớp cử động hạn chế. - Khớp động: là khớp cử động dễ dàng. Câu 3: Sụn bọc đầu xương: Giảm ma sát trong khớp xương Đầu xương: Mô xương xốp gồm các nan xương: Phân tán Lực,tạo ô trống chứa tủy đỏ Xương dài gồm: Màng xương: Giúp xương phát triển to ra về bề ngang Thân xương: Mô xương cứng: Chịu lực, đảm bảo vững chắc Khoang xương: chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn * - Xương to ra do tế bào màng xương phân chia. - Xương dài ra do sụn tăng trưởng phân chia. Câu 4: Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên ( hoặc ngồi yên) Bước 2: Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương Bước 3: Tiến hành sơ cứu: - Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy. - Lót giữa 2 đầu nẹp với tay bằng gạc hay vải sạch. - Buộc cố định nẹp ở 2 đầu nẹp và 2 đầu xương gãy. - Dùng băng quấn chặt từ khuỷu tay ra cổ tay - Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ Câu 5: Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh bằng ba cơ chế: + Thực bào (bạch cầu trung tính và bạch cầu mono).Hình thành chân giả bắt nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng + Tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên (tế bào lim phô B). + Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm khuẩn, virut (tế bào limpho T). Câu 6: * Các nhóm máu ở người Có 4 nhóm máu: AB, O, A, B.
- - Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: người có nhóm máu này có thể cho bất kì người nào. - Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: người có nhóm máu này có thể nhận máu của bất kì người nào. * Nguyên tắc truyền máu - Trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để chọn máu truyền cho phù hợp. - Tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây hại. Câu 7: a. - Lượng máu trong cơ thể = 50 x 80 = 4000 (ml) = 4 lít. - Lượng máu tối đa có thể hiến máu = 4000 x 1/10 = 400 (ml) b. Số lượng hồng cầu = 4000 x 4.500.000 = 18.000.000.000 Câu 8: - Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được. - Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Người ra đề cương Phạm Văn Quý Phạm Văn Quý