Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trần Thị Nhung

Câu 1: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển tưới cây tự động?

A. Cảm biến ánh sáng C. Cảm biến độ ẩm

B. Cảm biến nhiệt độ D. Cảm biến hồng ngoại

Câu 2: Quan sát hình vẽ sau và cho biết chức năng của mạch điều khiển

A. Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng

B. Đèn tự động sáng/ tối khi nhiệt độ thấp/ cao hơn một giá trị nhất định

C. Động cơ bơm nước hoạt động/ dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/ cao

D. Đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa

Câu 3: Vai trò của mô đun cảm biến là?

A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu điện.

B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.

C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.

D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến

Câu 4: Sắp xếp các bước sau theo quy trình lắp ráp một mạch điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến

1. Chuẩn bị

2. Vận hành mạch điện

3. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện

4. Lắp ráp mạch điện

5. Tìm hiểu về mô đun cảm biến

A. 1 - 2 - 3 - 4 – 5 C. 5 - 3 - 1 - 4 - 2

B. 3 - 2 - 1 - 5 – 4 D. 5 - 4 - 2 - 1 – 3

docx 5 trang Lưu Chiến 08/07/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_lop_8_ket_n.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trần Thị Nhung

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ 8 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: - Kể tên thành phần chính của sơ đồ mạch điện. - Nêu được nguyên lí hoạt động của mạch điện sử dụng mô đun cảm biến đơn giản - Nêu được những phẩm chất, yêu cầu cần có của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện - Nêu các bước thực hiện một thiết kế kĩ thuật. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: I. TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất Bài 16. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến Câu 1: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển tưới cây tự động? A. Cảm biến ánh sáng C. Cảm biến độ ẩm B. Cảm biến nhiệt độ D. Cảm biến hồng ngoại Câu 2: Quan sát hình vẽ sau và cho biết chức năng của mạch điều khiển A. Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng B. Đèn tự động sáng/ tối khi nhiệt độ thấp/ cao hơn một giá trị nhất định C. Động cơ bơm nước hoạt động/ dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/ cao D. Đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa Câu 3: Vai trò của mô đun cảm biến là? A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động, ) thành tín hiệu điện. B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt. C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện. D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến Câu 4: Sắp xếp các bước sau theo quy trình lắp ráp một mạch điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến 1. Chuẩn bị
  2. 2. Vận hành mạch điện 3. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện 4. Lắp ráp mạch điện 5. Tìm hiểu về mô đun cảm biến A. 1 - 2 - 3 - 4 – 5 C. 5 - 3 - 1 - 4 - 2 B. 3 - 2 - 1 - 5 – 4 D. 5 - 4 - 2 - 1 – 3 Câu 5: Quan sát hình vẽ sau và cho biết chức năng của mạch điều khiển A. Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng B. Quạt tự động bật/ tắt khi nhiệt độ thấp/ cao hơn một giá trị nhất định C. Động cơ bơm nước hoạt động/ dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/ cao D. Đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa Câu 6: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động? A. Cảm biến ánh sáng C. Cảm biến độ ẩm B. Cảm biến nhiệt độ D. Cảm biến hồng ngoại Bài 17. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện Câu 7: Để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đánh giá bản thân qua các yêu cầu nào? A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện B. Năng lực cụ thể của ngành nghề C. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề D. Sự khéo léo trong công việc Câu 8: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện? A. Thợ kim hoàn C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện B. Kiểm soát viên không lưu D. Kĩ sư môi trường Câu 9: Đâu là công việc cụ thể của kĩ sư điện? A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, thiết bị điện C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới Câu 10: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện là? A. Kĩ sư cơ khí C. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện B. Thợ vận hành máy công cụ D. Nhà thiết kế đồ họa Câu 11: Đâu là công việc cụ thể của thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện?
  3. A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, thiết bị điện C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới Câu 12: Đâu là công việc cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện? A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, thiết bị điện C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới Bài 18: Giới thiệu về thiết kế kĩ thuật Câu 13: Công việc của kĩ sư xây dựng là gì? A. Thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng. B. Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng. C. Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng. D. Thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn. Câu 14: Đâu là nhiệm vụ cụ thể của kĩ sư vũ trụ hàng không? A.Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu, đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toà nhà lớn khác B. Thiết kế hệ thống chi tiết trong máy bay như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh, C.Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác D.Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ Câu 15: Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ? A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến
  4. B. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống C. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực Câu 16: Đâu là nhiệm vụ cụ thể của nhà thiết kế và trang trí nội thất? A. Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu, đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toà nhà lớn khác B. Thiết kế hệ thống chi tiết trong máy bay như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh, C. Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác D. Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ Câu 17: Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật? A. Kiểm tra an ninh hàng không B. Kiến trúc sư cảnh quan C. Nhà thiên văn học D. Lắp ráp ô tô Câu 18: Thiết kế kĩ thuật là: A. Hoạt động đặc thù của các kĩ sư nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, nhu cầu thực tiễn trên cơ sở vận dụng toán học, khoa học tư nhiên và công nghệ hiện có. B. Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. C. Hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức hiện vật hoặc thông qua thị trường. D. Một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo. Câu 19: Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển sản phẩm? A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến B. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn C. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực Bài 19: Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật Câu 20: Có mấy bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  5. Câu 21: Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào? A. Tìm hiểu tổng quan và đề xuất giải pháp C. Thử nghiệm, đánh giá B. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí D. Lập hồ sơ kĩ thuật Câu 22: Căn cứ vào đâu để đưa ra giải pháp khác nhau? A. Tính chất của sản phẩm C. Yêu cầu sản phẩm B. Nguyên liệu tạo ra sản phẩm D. Công dụng của sản phẩm Câu 23: Trong quy trình thiết kế kĩ thuật, bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại? A. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí C. Xây dựng nguyên mẫu B. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp D. Thử nghiệm, đánh giá Câu 24: Nếu kiểm chứng giải pháp không đạt thì cần phải làm gì? A. Thử nghiệm, đánh giá C. Điều chỉnh thiết kế B. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp D. Lập hồ sơ kĩ thuật Câu 25: Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật? A. Xây dựng nguyên mẫu C. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp B. Lập hồ sơ kĩ thuật D. Thử nghiệm, đánh giá II. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng. Câu 2: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, em cần những phẩm chất nào? Câu 3: Em hãy cho biết mục đích của thiết kế kĩ thuật. Câu 4: Em hãy nêu các bước thực hiện một thiết kế kĩ thuật. Câu 5: Quan sát hình dưới đây và cho biết hai chiếc ghế ngồi này có đặc điểm chung nào? Hãy dự đoán vấn đề cần giải quyết khiến các kĩ sư thiết kế ra những chiếc ghế như vậy. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 50% tự luận + 50% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút Ban GH duyệt Tổ trưởng, nhóm trưởng CM Người ra đề Kiều Thị Hải Trương Thị Mai Hằng Trần Thị Nhung